Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng ... - VOH
Có thể bạn quan tâm
Table of Contents
- I. Tác dụng nhiệt
- II. Tác dụng phát sáng
- 1) Bóng đèn bút thử điện
- 2) Đèn điôt phát quang (đèn LED)
- Bài tập luyện tập tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện của trường Nguyễn Khuyến
- Hướng dẫn giải bài tập luyện tập tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
I. Tác dụng nhiệt
* Thí nghiệm 1
Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, khóa K được nối với nhau thành mạch kín. Khi đó thí nghiệm sẽ thu được các kết quả như sau:
+ Khi đèn sáng, bóng đèn sẽ bị nóng lên.
+ Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh nhất và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
+ Nhiệt độ dây tóc bóng đèn khoảng 25000C.
* Thí nghiệm 2
Thực hiện thí nghiệm được bố trí như hình sau:
Kết quả thu được: các mảnh giấy nhỏ bị đốt cháy sau khi đóng công tắc.
* Kết luận
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
II. Tác dụng phát sáng
1) Bóng đèn bút thử điện
Khi cho dòng điện qua bút thử điện, lúc này dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
2) Đèn điôt phát quang (đèn LED)
- Khi quan sát đèn điôt phát quang sẽ nhận thấy có hai bản kim loại to, nhỏ khác nhau.
- Khi sử dụng, hai đầu dây của đèn điôt phải được nối đúng với hai cực của nguồn điện, vì đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định, khi đó đèn sáng.
* Kết luận
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Bài tập luyện tập tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện của trường Nguyễn Khuyến
Câu 1. Trong các dụng cụ sử dụng điện dưới đây. Tác dụng nhiệt của dòng điện đối với dụng cụ nào là có ích?
A. Quạt điện.
B. Bếp điện.
C. Tivi
D. Máy bơm nước.
Câu 2. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường ?
A. Ruột ấm điện.
B. Công tắc.
C. Dây tóc bóng đèn.
D. Dây dẫn điện trong gia đình.
Câu 3. Có các dụng cụ hay thiết bị điện như sau: nồi cơm điện, bếp điện, tivi, rađiô, đồng hồ điện, đèn LED, đèn ống. Trong số đó, những dụng cụ hay thiết bị điện nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?
A. Nồi cơm điện, tivi, rađiô.
B. Bếp điện, đồng hồ điện, đèn LED.
C. Đèn ống, đèn LED, nồi cơm điện.
D. Nồi cơm điện, bếp điện.
Câu 4. Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây có tác dụng làm phát sáng chất khí ?
A. Đèn điôt phát quang.
B. Đèn dây tóc đui cài.
C. Đèn dây tóc đui xoáy.
D. Đèn bút thử điện.
Câu 5. Khi nối đèn điôt với nguồn điện, cách nối nào sau đây là đúng ?
A. Nối bản nhỏ với cực âm, bản to với cực dương của nguồn điện.
B. Nối bản nhỏ với cực dương, bản to với cực âm của nguồn điện.
C. Có thể nối tùy ý, không cần phân biệt các cực của nguồn điện khi nối.
D. Nối cả hai bản cùng vào cực dương hoặc cùng vào cực âm tùy ý.
Câu 6. Vì sao người ta dùng “chì” để chế tạo cầu chì bảo vệ các đoạn mạch điện ?
A. Vì chì sẽ bị nóng chảy làm ngắt đoạn mạch khi đoạn mạch xảy ra sự cố.
B. Vì chì có nhiệt độ nóng chảy cao nên khó bị hư hỏng.
C. Vì chì là vật liệu rẻ tiền.
D. Vì chì dẫn điện tốt nhất so với các kim loại khác.
Câu 7. Loại đèn nào sau đây khi hoạt động chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều ?
A. Đèn sợi đốt.
B. Đèn nêon.
C. Đèn huỳnh quang.
D. Đèn LED.
Câu 8. Loại bóng đèn nào sau đây khi hoạt động dựa trên sự phát sáng của một vật khi được nung nóng đến nhiệt độ cao?
A. Đèn sợi đốt.
B. Đèn bút thử điện.
C. Đèn huỳnh quang.
D. Đèn LED.
Câu 9. Vì sao dây tóc của bóng đèn sợi đốt thường được làm bằng vonfram ?
A. Vì vonfram là vật liệu rẻ tiền.
B. Vì vonfram rất dễ tìm trong tự nhiên.
C. Vì vonfram rất cứng.
D. Vì vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 10. Bóng đèn của bút thử điện có nguyên tắc hoạt động dựa trên
A. sự phát sáng của một vật khi được nung nóng đến nhiệt độ cao.
B. sự phát sáng của chất khí khi có dòng điện đi qua.
C. sự phát sáng của chất bán dẫn khi có dòng điện đi qua.
D. sự phát sáng của kim loại khi có dòng điện chạy qua.
Hướng dẫn giải bài tập luyện tập tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
ĐÁP ÁNCâu 1: Chọn B.
+ Bếp điện.
Câu 2: Chọn C.
+ Dây tóc bóng đèn.
Câu 3: Chọn D.
+ Nồi cơm điện, bếp điện.
Câu 4: Chọn D.
+ Đèn bút thử điện.
Câu 5: Chọn B.
+ Nối bản nhỏ với cực dương, bản to với cực âm của nguồn điện.
Câu 6: Chọn A.
+ Vì chì sẽ bị nóng chảy làm ngắt đoạn mạch khi đoạn mạch xảy ra sự cố.
Câu 7: Chọn D.
+ Đèn LED.
Câu 8: Chọn A.
+ Đèn sợi đốt.
Câu 9: Chọn D.
+ Vì vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 10: Chọn B.
+ Sự phát sáng của chất khí khi có dòng điện đi qua.
Giáo viên biên soạn : Trần Thị Nguyên
Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến
Từ khóa » đèn Led Dựa Trên Tác Dụng Nào Của Dòng điện
-
Đèn Led Phát Quang Hoạt động Dựa Vào Tác Dụng Nào Của Dòng điện
-
đèn Led Hoạt động Dựa Vào Tác Dụng Nào Của Dòng điện. Khi ... - Hoc24
-
Khi đèn Led Phát Sáng Thì Dòng điện Chạy Qua Nó Như Thế Nào?
-
Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện
-
Đèn điôt Phát Quang(đèn LED)phát Sáng Dựa Vào Tác Dụng Nào Của ...
-
Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện
-
Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện Và Bài Tập
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 22 Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng ...
-
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN | Science - Quizizz
-
Kể Tên Các Tác Dụng Của Dòng điện. Bóng đèn Dây Tóc ... - MTrend
-
Khi Bóng đèn Hoạt động Dòng điện Có Các Tác Dụng Nào ... - Selfomy
-
Các Dụng Cụ điện Sau Hoạt động Dựa Trên Tác Dụng Nào Của Dong điện
-
Về Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện
-
A, Dòng điện Có Mấy Tác Dụng? Kể Tên B, Nồi Cơm điện,chảo điện ...
-
Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện.
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng ...
-
Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng điện