Bài 24. Dải đồng Bằng Duyên Hải Miền Trung (Địa Lý 4)

1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển – Các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhu bởi các dãy núi lan ra sát biển. – Ven biển có cồn cát, phi lao được trồng để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền. – Vùng trũng thấp cửa sông, có doi cát dài chắn phía biển tạo nên các đầm, phá.

Hinh 1. Lược đồ dải đồng bằng Duyên hải miền Trung

Hinh 1. Lược đồ dải đồng bằng Duyên hải miền Trung

2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam – Dãy núi Bạch Mã (giữa Huế và Đà Nẵng) là nơi ngăn cách (bức chắn địa hình) gió mùa đông không lạnh xuống phía nam. – Vào mùa hạ ít mưa, không khí khô, nóng. – Vào cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

 ? (trang 135 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 1 (trang 135 SGK Địa lý 4), em hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam là ĐB. Thanh-Nghệ-Tĩnh, ĐB. Bình-Trị-Thiên, ĐB. Nam-Ngãi, ĐB. Bình Phú-Khánh Hòa, ĐB. Ninh Thuận-Bình Thuận.

? (trang 136 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 2 (trang 136 SGK Địa lý 4), đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên – Huế.

Hinh 2. Lược đồ đầm, phá ở Thừa Thiên-Huế

 Hinh 2. Lược đồ đầm, phá ở Thừa Thiên-Huế

Tên các đầm, phá ở Thừa Thiên – Huế là phá Tam Giang, đầm Cầu Hai.

? (trang 136 SGK Địa lý 4) Dựa vào hình 1 (trang 135 SGK Địa lý 4), em hãy: + Chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân. + Đọc tên hai thành phố ở phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã. + Các em dựa vào Lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung để chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân. + Tên hai thành phố ở hai phía dãy núi Bạch Mã là Huế (phía Bắc) và Đà Nẵng (phía Nam).

? (trang 136 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 4 (trang 137 SGK Địa lý 4), mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân. Mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân: Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn quanh co, bên trái là sườn núi cao chênh vênh, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.

? (trang 137 SGK Địa lý 4) Dựa vào hình 1 (trang 135 SGK Địa lý 4), em hãy kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc. Tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc là ĐB. Ninh Thuận-Bình Thuận, ĐB. Bình Phú-Khánh Hòa, ĐB. Nam-Ngãi, ĐB. Bình-Trị-Thiên, ĐB. Thanh-Nghệ-Tĩnh.

? (trang 137 SGK Địa lý 4) Ghi vào vở rồi đánh dấu ý em cho là đúng nhất: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: + Đồng bằng nằm ở ven biển. + Đồng bằng có nhiều cồn cát. + Đồng bằng có nhiều đầm, phá. + Núi lan ra sát biển.

? (trang 137 SGK Địa lý 4) Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: – Dãy núi Bạch Mã (giữa Huế và Đà Nẵng) là nơi ngăn cách (bức chắn địa hình) gió mùa đông không lạnh xuống phía nam. – Vào mùa hạ ít mưa, không khí khô, nóng. – Vào cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

Xem thêm về Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung tại đây!

Chia sẻ:

  • WhatsApp
  • Thêm
  • In
  • Reddit
  • Telegram
  • Email
  • Chia sẻ trên Tumblr
  • Túi
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » đặc điểm địa Hình đb Duyên Hải Miền Trung