Bài 24 : TÁN SẮC ÁNH SÁNG | Vật Lý Phổ Thông (SGK

Bài 24

TÁN SẮC ÁNH SÁNG

–o0o–

1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng :

  Khái niệm :

Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng trắng bị tách ra thành nhiều chùm ánh sáng có màu sắc khác nhau khi đi qua một môi trường trong suốt như lăng kính.

  • Ánh sáng đơn sắc : là ánh sáng có một màu nhất định, không bị tán sắc qua lănh kính.
  • Ánh sáng trắng : là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên từ đỏ đến tím.
  • quang phổ : Dải có nhiều màu sắc khác nhau được gọi là quang phổ. Quang phổ  của ánh sáng trắng gồm 7 màu chính : đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

2. Nguyên nhân của sự tán sắc :

Do chiết suất của lăng kính khác nhau đối với mỗi ánh sáng đơn sắc ( làm cho góc lệch của mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau ).

  • Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ nhất (góc lệch nhỏ nhất).
  • Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím lớn nhất (góc lệch lớn nhất).

3.  Các công thức của ánh sáng đơn sắc chiếu qua lăng kính :

Cho lănh kính có góc chiết quang A và chiết suất n. Chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính với góc tới i.

Tại I áp dụng ĐLKX : sin i = n.sin r (1). => r.

Áp dụng hình học : A = r + r’ (2). => r’.

Tại J áp dụng ĐLKX : n.sin r’ = sin i’ (3) => i’

Góc lệch tia tới và tia ló : D = i  + i’ – A. (4)

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Khái Niệm Về ánh Sáng Trắng