Bài 24: Vấn đề Phát Triển Ngành Thủy Sản Và Lâm Nghiệp | Địa Lí 12

A. Kiến thức trọng tâm

1. Ngành thủy sản

a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản.

*Điều kiện tự nhiên:

  • Thuận lợi:
    • Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
    • Có nhiều ngư trường rộng lớn
    • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn để nuôi trồng thùy sản nước lợ
    • Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
  • Khó khăn:
    • Bão, gió mùa đông bắc
    • Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

*Điều kiện kinh tế - xã hội

  • Thuận lợi:
    • Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nôi trồng thủy sản
    • Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn
    • Công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn
    • Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
  • Khó khăn
    • Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
    • Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
    • Công nghiệp chế biến còn hạn chế.

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Tình hình chung:

  • Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong khu vực I.
  • Gía trị sản lượng ngành thủy, hải sản không ngừng tăng lên.
  • Tình hình phát triển và phân bố thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng:

- Thủy sản khai thác:

  • Sản lượng thủy sản khai thác tăng
  • Tỷ trọng thủy sản khai thác giảm
  • Phân bố nhiều tỉnh thành ven biển, nhất là các tỉnh phía Nam

- Thủy sản nuôi trồng:

  • Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng
  • Tỷ trọng thủy sản nuôi trồng tăng
  • Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

2. Ngành lâm nghiệp

a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

- Kinh tế:

  • Cung cấp gỗ, lâm sản, dược liệu, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống.
  • Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi…

- Sinh thái:

  • Chống xói mòn đất.
  • Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
  • Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
  • Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước…

b. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

-Về trồng rừng:

  • Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
  • Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

  • Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
  • Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
  • Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.

- Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk địa 12 Bài 24