Bài 25. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - Hoc24

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước).

- Dân số: 9,3 triệu người, chiếm 9,6% dân số cả nước (năm 2020).

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

⇒Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông → thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

@66810@@77424@

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:

Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh → phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.

- Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.

- Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

Trồng rừng tại Phú Yên.

- Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, vải, mía đường).

- Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.

Khai thác cát thủy tinh ở Cam Ranh.

* Khó khăn:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

- Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

@66811@@77481@

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

Khu vựcDân cưHoạt động kinh tế
Đồng bằng ven biển

- Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm.

- Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

- Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Đồi núi phía Tây

- Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,...

- Mật độ dân số thấp. Tị lệ hộ nghèo còn khá cao.

Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm và thiên tai.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)

Phố cổ Hội An.

Thánh địa Mỹ Sơn.

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông. Vùng có một số thế mạnh về du lịch và kinh tế biển. Hằng năm, thiên tại thường gây thiệt hại lớn. Đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi phía tây còn gặp nhiều khó khăn.

Từ khóa » đặc điểm địa Hình Duyên Hải Nam Trung Bộ