Bài 26: Sinh Sản Của Vi Sinh Vật - VOH

Table of Contents

  • I. Lý thuyết sinh sản của vi sinh vật
    • Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:
    • Phân biệt bào tử sinh sản và bào tử không sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:
    • Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực:

I. Lý thuyết sinh sản của vi sinh vật

Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản: phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:

a. Sinh sản bằng phân đôi:

Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.

Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất (tạo hạt mêzôxôm) làm điểm tựa để ADN dính vào và nhân đôi.

Đồng thời, thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo 2 vi khuẩn mới từ tế bào vi khuẩn ban đầu.

bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-3.1
Hình 2. A - Sơ đồ sinh sản bằng phân đôi ở vi khuẩn
bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-4.1
Hình 2. B - Mêzôxôm của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử.

b. Sinh sản bằng nảy chồi:

Là hình thức sinh sản của 1 số vi khuẩn sống trong nước.

Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra khỏi vi khuẩn mẹ ban đầu, tạo thành 1 vi khuẩn mới.

bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-5.1
Hình 3. Sự phân nhánh và nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobium vannielii)

c. Sinh sản bằng bào tử: có 2 hình thức

Sinh sản bằng ngoại bào tử: Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

  • Vi khuẩn dinh dưỡng mêtan (Methylosinus)…

bai-26-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-4

Sinh sản bằng bào tử đốt: Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng.

  • Gặp ở xạ khuẩn Actinomycetes, Streptomyces…
bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-7.1
Hình 5. Sự hình thành bào tử đốt ở xạ khuẩn Streptomyces

Phân biệt bào tử sinh sản và bào tử không sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:

Các loại bào tử

Đặc điểm

Bào tử sinh sản

Ngoại bào tử

Bào tử hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Các bào tử sinh sản bên ngoài đều chỉ bọc bởi lớp màng, không có vỏ, không có hợp chất canxi đipicôlinat, chịu nhiệt và chịu hạn kém.

Bào tử đốt

Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.

Bào tử không sinh sản

Nội bào tử

- Là cấu trúc được hình thành trong tế bào sinh dưỡng khi vi khuẩn gặp điều kiện bất lợi.

- Không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào, giúp vi khuẩn thích nghi và tồn tại trước những thay đổi của môi trường.

- Có lớp vỏ dày và chứa canxi đipicôlinat, chịu nhiệt và chịu hạn rất cao.

bai-26-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-6

Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực:

a. Sinh sản bằng phân đôi:

Là hình thức sinh sản vô tính, phân bào theo cơ chế nguyên phân, có sự hình thành thoi vô sắc (ở vi sinh vật nhân sơ không có đặc điểm này). Từ 1 tế bào mẹ phân đôi tạo thành 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

Ví dụ: Nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces), tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum),…

bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-8.1
Hình 7. Sinh sản bằng phân đôi ở 2 loài nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces)

b. Sinh sản bằng nảy chồi:

Cũng là hình thức sinh sản vô tính ở một số vi sinh vật nhân thực. Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ → Chồi tách khỏi tế bào mẹ → Cơ thể độc lập.

bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-9.1
Hình 8. Sinh sản bằng nảy chồi ở nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae)

c. Sinh sản bằng cách hình thành bào tử:bào tửvô tính và bào tử hữu tính.

Bào tử vô tính: gồm 2 loại là bào tử trần và bào tử kín.

  • Bào tử trần: bào tử được hình thành trên cuống sinh bào tử và không có túi bao bọc.

bai-26-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-9

  • Bào tử kín: bào tử được hình thành trong túi bào tử .
bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-92.1
Hình 10. Bào tử kín ở Mucor

Bào tử hữu tính: bằng cách tiếp hợp (qua giảm phân) như nấm sợi.

bai-25-26-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat-hinh-93.1
Hình 11. Chu trình sống của nấm tiếp hợp Rhizopus stolonifer (mốc bánh mì đen)

Ngoài ra, có nhiều loài vi sinh vật nhân thực vừa sinh sản vô tính bằng phân đôi, vừa sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử do sự kết hợp của 2 tế bào. Ví dụ: tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum),…

Giáo viên biên soạn: Lê Thị Dung

Đơn vị: Trường TH – THCS – THPT LÊ THÁNH TÔNG

Từ khóa » Hình Thức Sinh Sản Của Vi Sinh Vật Nấm