Bài 27 : TIA HỒNG NGOẠI Và TIA TỬ NGOẠI

Bài 27 :

TIA HỒNG NGOẠI và TIA TỬ NGOẠI

–oOo–

1. Tính chất chung :

Màu λ (nm) Ánh sáng
λ > 750

Tia hồng ngoại

Đỏ 640-760

Ánh sáng nhìn thấy

Da cam 590-650
vàng 570-600
Lục 500-575
lam 450-510
chàm 430-460
Tím 380-440
 λ < 400

Tia tử ngoại

– Tia hồng ngoại và tia tử ngoại được thu cùng với một tia sáng thông thường và được phát hiện bằng cùng một dụng cụ.

– Có tính chất của sóng điện từ, bức xạ không nhìn thấy được.

– Tuân theo định luật phản xạ, khúc xạ, giao thao, …

2. TIA HỒNG NGOẠI :

Định nghĩa :

Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn bước sóng của ánh sáng đỏ (λ > 0,75μm).

Bản chất :

là sóng điện từ.

Các nguồn phát :

+ Vật ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. đến 5000c, vật bắt đầu phát ánh sáng đỏ tối nhưng mạnh nhất là các Tia hồng ngoại ở vùng bước sóng 3,7 μm.

 + Nguồn phát Tia hồng ngoại thông thường là dây tóc bóng đèn làm bằng Vôn fram có công suất 250w – 1000W , ở nhiệt độ 20000c.

+ Ánh sáng mặt trời có 50% năng lượng thuộc vùng hồng ngoại.

Tác dụng :

  1. Tác dụng nhiệt dùng sấy khô, sưởi, …
  2. Tác dụng lên một loại ảnh đặc biệt dùng chụp ảnh hồng ngoại.

3. TIA TỬ NGOẠI

Định nghĩa :

Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím (λ < 0,4 μm).

Bản chất :

là sóng điện từ.

Các nguồn phát :

+ Các vật nung nóng ở nhiệt độ cao : hồ quang điện, đèn thủy ngân, …

+ Ánh sáng mặt trời có 90% năng lượng thuộc vùng hồng ngoại.

Tác dụng :

  1. Tác dụng lên phim ảnh.
  2. Kích thích sự phát quang của một số chất.
  3. Kích thích phản ứng hóa học.
  4. Ion hóa không khí và một số chất khí khác.
  5. Tác dụng sinh học.
  6. Thủy tinh và nước hấp thụ mạnh Tia tử ngoại. thạch anh trong suốt với Tia tử ngoại.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Bước Sóng Của Tia Hồng Ngoại Tia Tử Ngoại