Bài 28: Tia X - VOH

Table of Contents

  • I. Tia X (tia Rơn-ghen):
    • 1) Bản chất:
    • 2) Cách tạo tia Rơn-ghen:
    • 3) Tính chất và công dụng của tia Rơnghen:
  • II. Thang sóng điện từ:
  • Bài tập luyện tập tia hồng ngoại - tia tử ngoại – tia x của trường Nguyễn Khuyến
  • Hướng dẫn giải bài tập luyện tập tia hồng ngoại - tia tử ngoại – tia x

I. Tia X (tia Rơn-ghen):

1) Bản chất:

+ Tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, khoảng từ 10-11 m đến 10-8 m.

+ Tia X cứng có bước sóng ngắn và tia X mềm có bước sóng dài hơn.

2) Cách tạo tia Rơn-ghen:

+ Cho chùm tia catốt (chùm tia êlectron có vận tốc lớn) đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (như platini hoặc vônfam) sẽ làm phát sinh tia Rơnghen (hay tia X).

Trước đây, tia X được tạo ra từ ống Rơn-ghen còn bây giờ người ta dùng ống Cu-lit-giơ. Ống Rơn-ghen dùng hiệu điện thế không đổi, còn ống Cu-lit-giơ dùng hiệu điện thế xoay chiều. Cả hai hiệu điện thế trên đều có giá trị rất lớn (vài vạn vôn).

bai-28-tia-x-1

3) Tính chất và công dụng của tia Rơnghen:

+ Tia X có tính chất nổi bật là khả năng đâm xuyên mạnh, có thể truyền qua giấy, gỗ... nhưng qua kim loại thì khó hơn. Kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì khả năng cản tia Rơnghen càng tốt. (tia X dễ dàng đi qua tấm nhôm dày vài cm nhưng lại bị chặn lại bởi lớp chì dày vài mm) → Ứng dụng: Để chiếu điện, chụp điện trong y học; Trong công nghiệp, tia Rơnghen dùng để dò khuyết tật bên trong sản phẩm...;

+ Tia X tác dụng rất mạnh lên phim ảnh → Ứng dụng: Để chụp điện;

bai-28-tia-x-2
Một số bộ phận cơ thể chụp bằng tia X

+ Tia X làm phát quang một số chất → Ứng dụng: Làm màn hình để chiếu điện;

+ Tia X có khả năng ion hóa các chất khí → Ứng dụng: Làm máy đo liều lượng tia Rơnghen;

+ Tia X gây ra hiện tượng quang điện;

+ Tia X có tác dụng sinh lý, hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn → Ứng dụng: Chữa một số bệnh ung thư.

II. Thang sóng điện từ:

+ Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia gamma đều có chung bản chất là sóng điện từ. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước sóng dài, ngắn khác nhau nên tính chất của các tia khác nhau.

+ Các tia có bước sóng càng ngắn (tia gamma, tia Rơnghen) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.

+ Đối với các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

+ Thực ra ranh giới các vùng không rõ rệt.

bai-28-tia-x-3a

Bài tập luyện tập tia hồng ngoại - tia tử ngoại – tia x của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m là

A. tia Rơnghen.

B. tia tử ngoại.

C. ánh sáng nhìn thấy.

D. tia hồng ngoại.

Câu 2: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.

C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.

D.Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Câu 3: Tia tử ngoại được dùng

A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

B. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

C. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

Câu 4: Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.

Câu 5: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 6: Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.

C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

Câu 7: Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.

B. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.

C. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.

D. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.

Câu 8: Tia X không có ứng dụng nào sau đây ?

A. Sấy khô, sưởi ấm.

B. Chiếu điện, chụp điện.

C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

D. Chữa bệnh ung thư.

Câu 9: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

A. Vùng tia Rơnghen.

B. Vùng tia tử ngoại.

C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.

D. Vùng tia hồng ngoại.

Câu 10: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây sai?

A. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.

B. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.

D. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng tím.

Câu 11: Tia hồng ngoại có

A. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cở cm.

B. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

C. khả năng ion hoá mạnh không khí.

D. bản chất là sóng điện từ.

Câu 12: Tia Rơn-ghen (tia X) có

A. cùng bản chất với sóng âm.

B. cùng bản chất với tia tử ngoại.

C. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.

D. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 13: Một vật bị nung nóng không thể phát ra loại bức xạ nào sau đây?

A. Ánh sáng nhìn thấy.

B. Tia X.

C. Tia hồng ngoại.

D. Tia tử ngoại.

Câu 14: Trong một ống Rơnghen, người ta tạo ra một hiệu điện thế không đổi U = 2,1.104 V giữa hai cực. Lấy h = 6,625.10-34s; e = 1,6.10-19 C. Tần số cực đại mà ống Rơn-ghen có thể phát ra bằng

A. 5,07.1018 Hz.

B. 10,14.1018 Hz.

C. 15,21.1018 Hz.

D. 20,28.1018 Hz.

Câu 15: Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của êlectron khi đập vào anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 2U thì tốc độ của êlectron đập vào anôt thay đổi một lượng 5000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là

A. 1,21.107 m/s.

B. 0,35.107 m/s.

C. 1,00.107 m/s.

D. 2,42.107 m/s.

Hướng dẫn giải bài tập luyện tập tia hồng ngoại - tia tử ngoại – tia x

ĐÁP ÁN

Câu 1: Chọn B.

Câu 2: Chọn B.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn D.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn C.

Câu 7: Chọn B.

Câu 8: Chọn A.

Câu 9: Chọn C.

Câu 10: Chọn D.

Câu 11: Chọn D.

Câu 12: Chọn B.

Câu 13: Chọn B

Câu 14: Chọn A.

+ Ta có: h.fmax = eU

Câu 15: Chọn A.

+

+ Mà U1 = U; U2 = 2U

Giáo viên biên soạn : Bùi Trần Đức Anh Thái

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Từ khóa » Tia X Có Bản Chất Là Sóng điện Từ Có Bước Sóng Rất Lớn