Bài 29: Khái Quát Về Nhóm Halogen (Nâng Cao)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 10
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 10
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 29: Khái quát về nhóm halogen (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.

Lời giải:

+ Giống: Có 7 electron lớp ngoài cùng, trạng thái cơ bản có 1e độc thân: ns2np5

+ Khác:

– Nguyên tử F không có phân lớp d, nguyên tử các halogen còn lại có phân lớp d.

– Từ F đến I số lớp electron tăng dần.

Bài 2 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Các halogen đều có tính oxi hóa mạnh, tạo thành ,hợp chất có số oxi hóa -1:

X + 1e -> X–

Giải thích: Vì lớp electron ngoài cùng các nguyên tử halogen có 7 electron, dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm.

Bài 3 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Các halogen khác nhau về khả năng tham gia phản ứng hóa học.

– Từ F đến I tính oxi hóa giảm (tính phi kim giảm dần).

– Giải thích:Vì từ flo đến iot, số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, do đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần, nghĩa là tính oxi hóa giảm dần.

Bài 4 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): Từ bảng 5.1, hãy nhận xét về sự biến đổi một số đặc điểm sau đây của các halogen:

a) Nhiệt độ nóng chảy

b) Nhiệt độ sôi.

c) Màu sắc.

d) Độ âm điện.

Lời giải:

a) Nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần từ F2 -> I2.

b) Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 -> I2.

c) Màu sắc đậm dần từ F2 -> I2.

d) Độ âm điện giảm dần từ F2 -> I2.

Bài 5 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?

Lời giải:

+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.

+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.

Bài 6 (trang 119 sgk Hóa 10 nâng cao): Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.

Lời giải:

Theo quy luật chung về tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm, vì vậy atatin có tính oxi hóa yếu hơn iot.

Giải thích: Vì atatin và iot có cùng số electron ngoài cùng nhưng atatin có số lớp electron nhiều hơn iot nên bán kính nguyên tử lớn hơn, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn. Vì vậy, tính oxi hóa của atatin yếu hơn iot. Mặc dù điện tích hạt nhân của atatin lớn hơn điện tích hạt nhân của iot nhưng yếu tố quyết định là bán kính nguyên tử.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1135

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » độ Biến Thiên độ âm điện Từ Flo đến Iot