Bài 3: Các Quan Hệ Lợi ích Kinh Tế ở Việt Nam

Lựi ích kinh tế đưực thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mõ đề phát triển kinh tế - xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người”.

Hộp 5.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc lợi ích vì dân

Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nguồn: Đàng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2016, tr.69.

Điều cân lưu ý là, chỉ khi có sự đồng thuận, thông nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đáng, không hợp lý, không họp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, không được chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển đất nước ta trong những năm vừa qua.

1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế

* Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tể là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đỏ có thể là các quan hộ theo chiều dọc, giữa một tố chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế đó. Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phàn còn lại của thế giới.

* Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế

Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế:

Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình, dồng thời các cá nhân dó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể dó. Doanh nghiệp hoạt dộng càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao... Ngược lại, lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.

Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thế chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thề khác. Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ chể đó thống nhất với nhau. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chắt lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.

Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau đê thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau. Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dung, của xã hội càng bị tồn hại.

Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điềm kct quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định. Do đó, thu nhập của chủ thể này táng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống. Chẳng hạn, tiền lưong của người lao động bị bớt xên sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiẹp; nhà nước giảm thuế sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng...

Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm chí làm tồn hại đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. Do vậy, điều hoà mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ồn định xã hội, tạo động lực phát triền kinh tế - xã hội.

Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác. Các nguyên nhân chủ yếu là, thứ nhất nhu cầu cơ bản, song còn trước hết thuộc về các cá nhân, quyết định hoạt động của các cá nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích cá nhân là sơ sở để thực hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội... “Dân giàu” thì “nước mạnh”. Do dó, lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Các quan hộ lợi ích trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triền lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triền của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Quan hộ lợi ích kinh tế vì vậy, càng có điều kiện đề thống nhất với nhau. Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.

Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.

Từ khóa » Các Quan Hệ Lợi ích Kinh Tế Là Gì