Bài 3. Chuyển động Thẳng Biến đổi đều - Tăng Giáp
Có thể bạn quan tâm
Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức
Đăng nhập
Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 10 > Chương 1: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM > Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đềuThảo luận trong 'Chương 1: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM' bắt đầu bởi Vật Lí, 19/9/16.
Tags:- chuyển động biến đổi đều
- chuyển động thẳng đều
-
Vật Lí Guest
I. Vận tôc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều. 1. Độ lớn của vận tốc tức thời. Trong khoảng thời gian rất ngắn Δt, kể từ lúc ở M vật dời được một đoạn đường Δs rất ngắn thì đại lượng: $v = {{\Delta s} \over {\Delta t}}$ là độ lớn vận tốc tức thời của vật tại M. Đơn vị vận tốc là m/s 2. Véc tơ vận tốc tức thời. Véc tơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một véc tơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó. 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian. Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều. II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. a) Khái niệm gia tốc. $a = {{\Delta v} \over {\Delta t}}$ với : Δv = v – vo ; Δt = t – to Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt. Đơn vị gia tốc là m/s2. b) Véc tơ gia tốc. Vì vận tốc là đại lượng véc tơ nên gia tốc cũng là đại lượng véc to : $\overrightarrow a = {{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} } \over {t - {t_0}}} = {{\Delta \overrightarrow v } \over {\Delta t}}$ Véc tơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều. a) Công thức tính vận tốc v = vo + at b) Đồ thị vận tốc – thời gian. 3. Đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều. $s = {v_0}t + {1 \over 2}a{t^2}$ 4. Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng nhanh dần đều. ${v^2} - v_0^2 = 2as$ 5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều. $x = {x_0} + {v_0}t + {1 \over 2}a{t^2}$ II. Chuyển động thẳng chậm dần đều. 1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều. a) Công thức tinh gia tốc. $a = {{\Delta v} \over {\Delta t}} = {{v - {v_0}} \over {\Delta t}}$ Nếu chọn chiều của các vận tốc là chiều dương thì v < vo. Gia tốc a có giá trị âm, nghĩa là ngược dấu với vận tốc. b) Véc tơ gia tốc. Ta có : $\overrightarrow a = {{\Delta \overrightarrow v } \over {\Delta t}}$ Vì véc tơ $\overrightarrow v $ cùng hướng nhưng ngắn hơn véc tơ $\overrightarrow {{v_0}} $nên $\Delta \overrightarrow v $ ngược chiều với các véc tơ $\overrightarrow v $ và $\overrightarrow {{v_0}} $ Véc tơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều với véc tơ vận tốc. 2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều. a) Công thức tính vận tốc. v = vo + at Trong đó a ngược dấu với v. b) Đồ thị vận tốc – thời gian. 3. Đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều. a) Công thức tính đường $s = {v_0}t + {1 \over 2}a{t^2}$ Trong đó a ngược dấu với vo. b) Phương trình chuyển động $x = {x_0} + {v_0}t + {1 \over 2}a{t^2}$ Trong đó a ngược dấu với v$_o$. Tải về: Tại đây
Bài viết mới nhất
- Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai vật và thời gian chuyển động để đạt khoảng cách này?25/10/2017
- [BĐĐ] Dạng 7. Đồ thị vận tốc15/10/2016
- [BĐĐ] Dạng 6. Vận tốc - Gia tốc - Thời gian - Quãng đường15/10/2016
- [BĐĐ] Dạng 5. Toán về công thức vận tốc và phương trình chuyển động.15/10/2016
- [BĐĐ] Dạng 4. Lập phương trình chuyển động Xác định thời điểm, toạ độ chỗ gặp nhau.15/10/2016
-
unicavntna Mới đăng kí
Tham gia ngày: 3/6/17 Bài viết: 2 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamMột vật chuyển động trên đường thẳng từ $A $ đến $ B$ trong thời gian $t=20s$. Trong $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu vật chuyển động với vận tốc $v1$, thời gian còn lại vật tăng tốc, chuyển động với vận tốc $v2=3v1$. Trong thời gian này quãng đường vật đi được là $s2=60m$. Tính vận tốc $v1, v2$.
unicavntna, 18/11/17 #2-
Quãng đường vật chuyển động với vận tốc $v2$ bằng $\frac{2}{3}AB\Rightarrow $ Quãng đường $AB=90m$ và $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu là $s1=30m$. Ta có: $\frac{s1}{v1}+ \frac{s2}{v2}=20$ $\Leftrightarrow \frac{30}{v1}+\frac{60}{3v1}=\frac{150}{v1}=20$ $\Rightarrow v1=7,5m/s$ và $v2=22,5m/s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Beck_tran Mới đăng kí
Tham gia ngày: 10/11/17 Bài viết: 20 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữTừ độ cao $50m$ đối với mặt đất, vật $A$ được ném lên thẳng đứng với vận tốc đầu có độ lớn bằng $10m/s$. Sau đó $1s$, vật $B$ được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu có độ lớn cũng bằng $10m/s$. Cho gia tốc trọng trường $g=10m/s^2$. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi $A$ được ném đi, khoảng cách giữa hai vật bằng $50m$ trong khi hai vật còn chuyển động?
Beck_tran, 18/11/17 #3-
Chọn trục tọa độ có gốc ở mặt đất, chiều dương hướng lên, gốc thời gian là lúc $A$ được ném. Phương trình chuyển động của $A$ và của $B$ lần lượt là: $x_A= -5t^2+10t+50$. $x_B= -5(t-1)^2 +10(t-1)$ $=-5t^2+20t-15 (t\geq 1)$. Khoảng cách giữa $A$ và $B$: $AB=|x_A-x_B| = |10t-65| =50m$. $10t-65 = \pm 50; t_1= 11,5s; t_2=1,5s$. Vì khi $A$ chạm đất: $x_A= -5t^2 +10t+50 =0; t=4,32s$. Nên ta chỉ thừa nhận nghiệm $t_1= 11,5s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Bella Mới đăng kí
Tham gia ngày: 9/10/17 Bài viết: 23 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột người đứng trên mái nhà ném một vật lên trên theo phương thẳng đứng. Sau $1s$ đầu tiên, vật đi được quãng đường $5m$. Chọn gia tốc trọng trường $g=10m/s^2$. Tính quãng đường viên đá chuyển động được trong khoảng thời gian $3s$ từ khi bị ném đi.
Bella, 19/11/17 #4-
Chọn trục tọa độ thẳng đứng có gốc là mái nhà và có chiều dương hướng lên.Chọn gốc thời gian là lúc vật được ném đi. Phương trình chuyển động của vật là: $x= -5t^2+v_0t$. Sau $1s: x=-5.1^2+v_0.1 =5m; v=10m/s$. Khi vật lên độ cao cực đại $v=-5.1^2+10.1=5m/s$. Tại thời điểm $t=3s$, vật có tọa độ: $x=-5.3^2+10.3= -15m$ tức là kể từ thời điểm $t=1s$, vật đã rơi xuống được : $5+15=20m$. Vậy vật đã đi được quãng đường $5+20 =25 m$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Hà Minh Đức Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/10/17 Bài viết: 11 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamMột ô tô chạy đều trên đường thẳng với vận tốc $30 m/s$ vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ sau $1 s$ khi ô tô đi ngang qua một cảnh sát, anh này phóng xe đuổi theo với gia tốc không đổi bằng $3 m/s^2$. a) Hỏi sau bao lâu thì anh cảnh sát đuổi kịp ô tô? b) Quãng đường anh đi được là bao nhiêu?
Hà Minh Đức, 19/11/17 #5-
a) Chọn trục tọa độ trùng với đường đi, gốc tọa độ trùng với vị trí của anh cảnh sát giao thông, gốc thời gian là lúc anh xuất phát. Khi đó ô tô đã ở vị trí cách anh cảnh sát $30 m$. Phương trình chuyển động của ô tô và của anh cảnh sát lần lượt là: $x_1=30+30t (1)$ $x_2=\frac{3t^2}{2} (2)$ Khi anh cảnh sát đuổi kịp thì $x_1=x_2$. Ta có: $30+30t=\frac{3t^2}{2} $, hay là: $1,5t^2-30t-30=0 (3)$ Giải phương trình này, ta được $t_1=20,95 s$ và $t_2=-0,95 s$. Vậy, sau $21 s$ anh cảnh sát đuổi kịp ô tô. b) Thay $t=21 s$ vào $(1)$ hoặc $(2)$, ta tìm được quãng đường đi được. Kết quả là: $s=661 m.$
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Bia Mới đăng kí
Tham gia ngày: 2/10/17 Bài viết: 19 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamBé An ném thẳng đứng một cây bút lên trên với vận tốc đầu bằng $2m/s$. Cho gia tốc trọng trường $g=10m/s^2$. Cây bút rơi trở lại vị trí đầu sau thời gian bao lâu, và với vận tốc bao nhiêu?
Bia, 20/11/17 #6-
Ta có: $x= -\frac{1}{2}at^2+v_0t= -5t^2+2t =0;$ $t= 0$ và $t=0,40s $. $v= -10.0,4 +2= -2m/s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Hạ Vy Mới đăng kí
Tham gia ngày: 10/6/17 Bài viết: 11 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0Một ô tô chạy trên một đường thẳng với vận tốc $25 m/s$. Hai giây sau, vận tốc của xe là $20 m/s$. Hỏi gia tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian đó bằng bao nhiêu?
Hạ Vy, 20/11/17 #7-
Gia tốc trung bình của vật trong thời gian đó $a=\frac{(v_2-v_1)}{\Delta t}=\frac{(20-25)}{2}=-2,5 m/s^2 $ (chuyển động chậm dần).
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
bibihana Mới đăng kí
Tham gia ngày: 16/9/17 Bài viết: 18 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột chiếc xe $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc $20m/s$. Khi xe $A$ chạy ngang gốc tọa độ $O$ thì xe $B$ bắt đầu chạy với gia tốc không đổi có độ lớn bằng $2m/s^2$ trên cùng đường thẳng theo cùng chiều với xe $A$. Để bắt kịp xe $A$ sau khi chạy được $10s$ thì vận tốc ban đầu của xe $B$ phải bằng bao nhiêu?
bibihana, 21/11/17 #8-
Một chiếc xe $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc $20m/s$. Khi xe $A$ chạy ngang gốc tọa độ $O$ thì xe $B$ bắt đầu chạy với gia tốc không đổi có độ lớn bằng $2m/s^2$ trên cùng đường thẳng theo cùng chiều với xe $A$. Để bắt kịp xe $A$ sau khi chạy được $10s$ thì vận tốc ban đầu của xe $B$ phải bằng bao nhiêu?
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
haahaa498 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 2/7/17 Bài viết: 15 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột xe nhỏ trượt trên máng nghiêng đệm khí. Chọn trục tọa độ $Ox$ trùng với máng và có chiều dương hướng xuống phía dưới. Biết rằng, gia tốc của xe không đổi là $8 cm/s^2$, và lúc xe đi ngang qua gốc tọa độ, vận tốc của nó là $v_0=-6 cm/s$. $1.$ Viết phương trình chuyển động của xe, lấy gốc thời gian là lúc xe đi ngang qua gốc tọa độ. $2.$ Hỏi xe chuyển động theo hướng nào, sau bao lâu thì xe dừng lại? Lúc đó xe nằm ở vị trí nào? $3.$ Sau đó xe chuyển động như thế nào? hãy tính vận tốc của xe sau $3 s$ kể từ lúc dừng lại. Lúc đó xe nằm ở vị trí nào?
haahaa498, 21/11/17 #9-
$1.$ Phương trình chuyển động của xe là phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu $v_0=-6 cm/s$, gia tốc bằng $8 cm/s^2$ và vị trí ban đầu $x_0= 0 cm$. Phương trình đó là: $x=-6.t+\frac{1}{2}.8.t^2 (1)$ $2.$ Xe chuyển động đi lên phía trên theo chiều âm của trục $Ox$ và dừng lại khi vận tốc bằng không. Ta có: $v=v_0+at=-6+8.t=0 (2)$ Từ đó suy ra: $8.t=6$, hay $t=\frac{6}{8}=0,75 s $ Vị trí của xe lúc đó là: $x=-6.0,75+\frac{1}{2}.8.(0,75)^2=-2,25 cm $ $3.$ Sau khi đạt vận tốc bằng $0$ thì xe chuyển động nhanh dần đều theo chiều ngược lại xuống phía dưới (chiều dương của trục $Ox$). Vận tốc của xe được tính theo công thức $(2)$.Sau $3 s$ kể từ lúc xe dừng lại, tức là thời điểm $t=0,75+3=3,75 s$, vận tốc xe lúc đó bằng: $v=v_0+at=-6+8.3,75=24 cm/s$ Lúc đó vị trí của xe là: $x=-6.3,75+\frac{1}{2}.8.(3,75)^2=33,75 cm. $
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Noctrlz Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/10/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamVật $A$ được thả rơi không vận tốc đầu. Sau đó $2s$, vật $B$ ở phía trên $A$ một khoảng $40m$ cũng được thả rơi xuống không vận tốc đầu. Sau khi $A$ rơi được $3s$, hai vật gặp nhau. Biết rằng hai vật cùng nhau chuyển động thẳng biến đổi đều với cùng gia tốc. Tính gia tốc đó.
Noctrlz, 22/11/17 #10-
$x_A= \frac{1}{2}at^2; x_B= \frac{1}{2}a(t-2)^2+40 $. Khi $t=3s$, hai vật gặp nhau nên: $\frac{1}{2}a.3^2=\frac{1}{2}a.(3-2)^2+40; a=10m/s^2 $.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
hackviettel2017 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 13/9/17 Bài viết: 10 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữCùng một lúc hai xe đi qua hai điểm cách cách nhau $260$m và đi ngược chiều nhau, tới gặp nhau. Xe $A$ có vận tốc đầu $10,8$km/h chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $40cm/s^2$; xe $B$ có vận tốc đầu $36$ km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc $0,4m/s^2$. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đã đi được quãng đường dài bao nhiêu?
hackviettel2017, 22/11/17 #11-
Ta chọn gốc tọa độ là vị trí của xe $A$ khi nó cách xe $B 260$ m, chiều dương là chiều chuyển động động của xe $A$, gốc thời gian là lúc hai xe đi qua hai điểm đó. Đối với xe $A$, theo đề bài, $a=40cm/s^2=0,4m/s^2$, $v_0=10.8$ km/h=$3$ m/s. Do đó phương trình chuyển động của xe $A$ là: $x_A=3t+0,2t^2 (1)$ Đối với xe $B$: Với qui ước chiều dương đã chọn, theo đề bài: $a=0,4m/s^2$ ( vì vectơ $\overrightarrow{a} $ cùng chiều với chiều dương đã chọn ); $v_0=-36$km/h$=-10$m/s. Do đó phương trình chuyển động của xe $B$ là: $x_B=260-10t+0,2t^2 (2)$ Hai xe gặp nhau khi $x_A=x_B$,hay: $3t+0,2t^2=260-10t+0,2t^2$. Suy ra $t=20$s. Từ đó $x_A=3.20+0.2 \left ( 20 \right )^2=140 $m. Vậy sau $20$s hai xe gặp nhau, và đến lúc gặp nhau xe $A$ đã đi được $140$m, còn xe $B$ đi được $260-140=120$m.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
noianhden321 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 30/7/17 Bài viết: 16 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamHai cầu thủ bóng đá của hai đội cùng bắt đầu chạy thẳng về phía nhau khi đang cách nhau $48m$. Cầu thủ $A$ chạy với gia tốc không đổi có độ lớn $0,5m/s^2$ và cầu thủ $B$ cũng chạy với gia tốc không đổi và có độ lớn bằng $0,3m/s^2$. Hỏi sau khi bắt đầu chạy bao nhiêu lâu hai cầu thủ sẽ gặp nhau?
noianhden321, 23/11/17 #12-
Chọn chiều dương là chiều chạy của cầu thủ $A$: $x_A= \frac{1}{2}a_At^2=0,25t^2; x_B= \frac{1}{2}a_Bt^2+48=-0,15t^2+48 $. $x_A=x_B; 0,25t^2=-0,15t^2 +48; t=11s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
Hacoi179 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 14/10/16 Bài viết: 3 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamMột người chạy xe đạp khởi hành trên một đường thẳng với gia tốc không đổi bằng $0,4 m/s^2$. a) Hỏi vận tốc của xe đạp bằng bao nhiêu sau khi chạy được thời gian $12s$? b) Sau đó, người này đạp xe thêm $2,5s$ để vận tốc giảm xuống còn $2,8 m/s$. Tính gia tốc trung bình trong giai đoạn giảm tốc này.
Hacoi179, 23/11/17 #13-
a) Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Từ công thức: $a_{tb} =\frac{v_2-v_1}{\Delta t} $, với vận tốc lúc đầu $v_1=0$, ta có vận tốc lúc sau: $v_2= a_{tb} \Delta t= 0,4. 12=4,8 m/s$. b) Gia tốc trung bình trong giai đoạn sau được tính: $a'_{tb}=\frac{v_3-v_2}{\Delta t'} =\frac{2,8-4,8}{2,5} =-0,8 (m/s^2)$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
bonghoa Mới đăng kí
Tham gia ngày: 27/6/17 Bài viết: 11 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột vật chuyển động thẳng với phương trình: $x= -5t^2+10t+2$. Tính quãng đường vật đã thực hiện được từ khi xe bắt đầu chuyển động cho đến khi có vận tốc bằng $-15m/s$.
bonghoa, 24/11/17 #14-
Một vật chuyển động thẳng với phương trình: $x= -5t^2+10t+2$. Tính quãng đường vật đã thực hiện được từ khi xe bắt đầu chuyển động cho đến khi có vận tốc bằng $-15m/s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
hadang8288 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 29/10/17 Bài viết: 8 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NữMột tàu hoả chạy với vận tốc trung bình trên cả quãng đường là $100km/h$. Nếu trong nửa đoạn đường đầu, vận tốc trung bình của tàu là $90km/h$ thì trong nửa đoạn đường sau, vận tốc trung bình của tàu bằng bao nhiêu?
hadang8288, 24/11/17 #15-
Gọi đoạn đường di chuyển là $L$. Vận tốc trung bình của xe trong nửa đoạn đường đầu được tính: $v_1= \frac{L/2}{t_1}=90km/h; t_1= \frac{L}{180 km/h} $. Vận tốc trung bình của xe trong nửa đoạn đường sau: $v_2=\frac{L/2}{t_2}; t_2=\frac{L}{2v_2} $. Vận tốc trung bình của xe trong cả đoạn quãng đường: $v= \frac{L}{t} =100km/h$. Với $t=t_1+t_2$, ta có: $v=\frac{L}{t}= \frac{L}{t_1+t_2} =\frac{L}{\frac{L}{180}+ \frac{L}{2v_2} } =100km/h$; $\frac{1}{180}+ \frac{1}{2v_2} =\frac{1}{100} ; v_2= 112,5 km/h$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
bonghoarucro Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/6/17 Bài viết: 9 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamMột chiếc xe chuyển động thẳng cần bao nhiêu thời gian để tăng tốc từ $10m/s$ đến $20m/s$ với gia tốc trung bình là $2m/s^2$.
bonghoarucro, 25/11/17 #16-
Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động: $v_1=10m/s; v_2= 20m/s$, và vì là chuyển động nhanh dần nên $a_{tb}>0: a_{tb}= +2m/s^2$. $a_{tb}= \frac{v_2-v_1}{\Delta t}; \Delta t= \frac{v_2-v_1}{a_{tb}}= \frac{20-10}{2}=5s $. Nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động : $v_1=-10m/s; v_2=-20m/s$, và vì là chuyển động nhanh dần nên:$a_{tb}<0: a_{tb}=-2m/s^2$. Ta cũng có: $\Delta t= \frac{v_2-v_1}{a_{tb}}= \frac{-20-(-10)}{-2}=5s $.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
hahauanh84 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 27/6/16 Bài viết: 8 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamHai bé Hạo và Khôi trượt ván xuống nhanh dần đều với gia tốc có cùng độ lớn $5m/s^2$. Chiều dài ván trượt là $5m$. Bé Hạo trượt không vận tốc đầu đến giữa ván thì bé Khôi mới bắt đầu trượt. a) Hỏi, bé Khôi phải trượt với vận tốc đầu bằng bao nhiêu thì sẽ đuổi kịp bé Hạo ở cuối ván trượt? Tính thời gian trượt của mỗi bé. b) Nếu bé Hạo trượt không vận tốc đầu trước bé Khôi một thời gian là $0,5s$ thì bé Khôi phải trượt với vận tốc đầu bằng bao nhiêu thì sẽ đuổi kịp bé Hạo ở cuối ván trượt?
hahauanh84, 25/11/17 #17 -
boxtivi nguyen kim Mới đăng kí
Tham gia ngày: 1/5/17 Bài viết: 2 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamMột trái bóng được nèm theo phương vuông góc với bức tường thẳng đứng với vận tốc có độ lớn $6m/s$. Sau thời gian va chạm bằng $0,1s$, trái bóng bay ngược lại theo phương cũ với vận tốc có độ lớn $6m/s$. Hãy tính gia tốc trung bình của trái bóng.
boxtivi nguyen kim, 26/11/17 #18-
Một trái bóng được nèm theo phương vuông góc với bức tường thẳng đứng với vận tốc có độ lớn $6m/s$. Sau thời gian va chạm bằng $0,1s$, trái bóng bay ngược lại theo phương cũ với vận tốc có độ lớn $6m/s$. Hãy tính gia tốc trung bình của trái bóng.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
hahauanh84 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 27/6/16 Bài viết: 8 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamMột viên đạn được bắn lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu có độ lớn $50m/s$. Sau thời gian $8s$ viên đạn rơi xuống chạm mái một tòa nhà cao tầng với vận tốc có độ lớn $30m/s$. a) Tính gia tốc trọng trường tại nơi bắn viên đạn. b) Tính vận tốc của viên đạn khi đạn bay lên ngang mái tòa nhà. c) Tính độ cao cực đại mà viên đạn lên được và độ cao của mái tòa nhà.
hahauanh84, 26/11/17 #19-
a) Chọn trục tọa độ có gốc ở mặt đát, chiều dương hướng lên, gốc thời gian là lúc viên đạn được bắn đi. Phương trình vận tốc của viên đạn là: $v=at+v_0= at+ 50m/s$. Khi $t=8s$ viên đạn chạm mái tòa nhà với vận tốc là $-30m/s$ nên: $v=a.8+50 =-30 ; a= -10m/s^2$. Vậy, gia tốc trọng trường có độ lớn $g=10m/s^2$ b) Áp dụng công thức: $v_2^2-v_1^2=2a(x_2-x_1)$ với $v_2= -30m/s$ là vận tốc khi viên đạn rơi xuống ngang mái nhà và $x_2$ là tọa độ của mái nhà. Khi bay lên ngang mái tòa nhà, tọa độ của viên đạn là $x_1=x_2$ nên công thức trên cho: $v_2^2-v_1^2= 2a(x_2-x_1)=0; v_1= \pm v_2= \pm 30m/s$. Vì khi viên đạn bay lên là chuyển động theo chiều dương nên ta chọn : $v_2= 30m/s$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link -
c) Phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của viên đạn lần lượt là $x= -5t^2+50t$ và $v= -10t+50$. Khi viên đạn lên cao nhất: $v=0$ nên: $v=-10t +50=0; t=5s$. Độ cao cực đại mà viên đạn lên được: $x_M= -5.5^2 +50.5 = 1,25.10^2 (m)$. Khi $t= 8s$ viên đạn rơi xuống chạm mái nhà nên tọa độ của mái tòa nhà bằng: $x_N= -5t^2+ 50t =-5.8^2 +50.8 =80 (m)$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
-
bonghoarucro Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/6/17 Bài viết: 9 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamMột thang máy chuyển động theo các giai đoạn sau: Từ $0s$ đến $2s$: thang máy đứng yên. Tại thời điểm $t=2s$, thang máy bắt đầu chuyển động thẳng đứng lên nhanh dần đều cho đến thời điểm $4s$ thì có vận tốc $6m/s$. Trong khoảng thời gian từ $4s$ đến $10s$, thang máy chuyển động với vận tốc không đổi bằng $6m/s$. Từ thời điểm $10s$ đến $14s$, thang máy chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại. Hãy vẽ đồ thì vận tốc-thời gian của thang máy này và dùng đồ thị này để tính quãng đường mà thang máy đã đi được.
bonghoarucro, 27/11/17 #20-
Ta nhận xét rằng độ dời mà thang máy thực hiện trong khoảng thời gian từ $4s$ đến $10s$ được tính: $v_{tb}= \frac{x_2-x_1}{\Delta t} $; $x_2-x_1= v_{tb} \Delta t= 6. (10-4) =36 (m)$. ta thấy: $x_2-x_1= v_{tb} \Delta t$ cũng là diện tích của phần dưới đường biểu diễn với trục hoành $Ot$. Tương tự, trong khoảng thời gian từ $2s$ đến $4s$, diện tích hợp bởi đường biểu diễn và trục hoành $Ot$ được tính: $\frac{1}{2}.(4-2).(6-0) =6(m) $ Và trong khoảng thời gian từ $10s$ đến $14s$ : $\frac{1}{2}.(14-10) (6-0)=12 (m). $ Vậy, quãng đường tổng cộng mà thang máy đã di chuyển được là: $6+36+ 12=54 (m)$.
Tăng Giáp, 18/11/17 #link
-
Chia sẻ trang này
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhậpThống kê diễn đàn
Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonappChủ đề mới nhất
- [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
- Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Từ khóa » Delta S Là Gì Trong Vật Lý
-
Delta S Là Gì Trong Vật Lý 10 - Học Tốt
-
Kí Hiệu Δ Trong Vật Lí Là Gì - Hoc24
-
Cách Tính Delta Trong Vật Lý
-
Kí Hiệu Tam Giác Trong Vật Lý Là Gì? Câu Hỏi 751032
-
Top 15 Delta S Là Gì Trong Vật Lý
-
Top 15 Delta S Là Gì Trong Vật Lý 10
-
Delta – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Vật Lý 10 Bài 3 | Dương Lê
-
Lý Thuyết động Lượng, Bảo Toàn động Lượng, Vật Lí Lớp 10
-
Delta V Là Gì Trong Vật Lý - Chickgolden
-
Top 8 Delta Trong Vật Lý Là Gì - Mobitool
-
Delta T Trong Vật Lý Là Gì
-
Δ đọc Là Gì Trong Vật Lý
-
Top 19 Delta S Trong Vật Lý Là Gì Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Δ Trong Toán Học Là Gì?
-
[PDF] VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1 (CƠ - NHIỆT) PHẦN 1