Bài 3 – Độ Dài (Trường độ) | Luyện Thi âm Nhạc
Có thể bạn quan tâm
Độ dài là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạngkhác nhau.
Nốt nhạc và các giá trị độ dài * Nốt nhạc có hai bộ phận: – Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh. – Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôinốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt. * Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt: Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trướccó giá trị gấp đôi nốt đứng sau. Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:
- Nốt trắng = 2 đv
- Nốt đen = 1 đv
- Nốt móc đơn = 1/2 đv
- Nốt móc kép = 1/4 đv
- Nốt móc ba = 1/8 đv
- Nốt móc bốn = 1/16 đv
Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động. Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.
Khuông nhạc Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc đượctrình bày trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau tính từ dưới lên.
Với 5 dòng 4 khe, khuông nhạc không đủ để ghi cácđộ cao nên để diễn tả những độ cao hơn khuông nhạc sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. Các dòng kẻ phụ được đặt trên hoặc dưới khuông nhạc. Vạch vàkhe phụ bên trên khuông gọi tên theo thứ tự từ dưới lên, vạch và khe phụ bên dưới khuông gọi tên theo thứ tự từ trên xuống.
* Cách ghi các nốt nhạc trong khuông nhạc: Các nốt nhạc được ghi ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc để xác định độ cao, nhưng bao giờ thân nốt nhạc cũng phải ở trên dòng hoặc khe. Ở trên dòng, thân nốt được cắt ngang chính giữa, ở trong khe thân nốt không được chạm vào các dòng. Những nốt nhạc nằm ở phần vạch phụ cũng phải ghi đúng vị trí đã nói, không bao giờ dùng một hoặc một nhóm vạch phụ chung cho hai âm đi liền nhau.
Ví dụ:
Khi ghi từng nốt rời nhau, nốt nhạc thường ở vị trí từ khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt nhạc quay lên, nốt nhạc từ khe thứ 3 trở lên đuôi nốt viết quay xuống. Riêng nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 3 có thể quay lên hoặc xuống tùy ý theo giai điệu đi lên hoặc đi xuống Ví dụ:
Khóa nhạc Là ký hiệu ghi ở đầu khuông nhạc để chỉ định tên các nốt nhạc, đồng thời xác định vị trí cao độ của chúng trong hàng âm của hệ thống nhạc. Có ba loại khoá nhạc thường dùng: Khoá son dòng 2, Khoá đô dòng 3, Khoá pha dòng 4.
Khoá son:
– xác định âm son của quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngkẻ thứ hai của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá son dòng 2 thứ tự của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau: Khoá Pha:
– xác định âm pha của quãng 8 nhỏ (f) nằm trên dòng thứ tư của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá Pha dòng 4 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau: Khoá Đô Altô
– xác định âm đô quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngthứ ba của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá Đô dòng 3 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau: Độ cao tương quan giữa ba loại khoá: Dấu tăng giá trị độ dài Trong nhiều trường hợp, những nốt nhạc đã có vẫn không đủ đáp ứng những yêu cầu thể hiện độ dài của âm thanh, người ta phảibổ sung bằng nhiều hình thức với nhiều ký hiệu tăng thêm độ dài.
Dấu nối (dấu liên kết) Dấu nối là một hình vòng cung nối liền hai hoặc nhiều nốt có cùng độ cao tuyệt đối ở cạnh nhau. Độ dài chung bằng tổng độ dài của các nốt có dấu nối đi kèm. Ví dụ: ƯỚC MƠ NGÀY MAI (trích)
Dấu chấm dôi Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải cạnh nốt nhạc làm tăng thêm nửa độ dài sẵn có. Ví dụ : HÀNH KHÚC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (trích)
Dấu chấm thứ hai có giá trị bằng nửa độ dài dấu chấm thứ nhất. Dấu chấm dôi có thể dùng cho cả dấu lặng. Ví dụ:
Dấu miễn nhịp (dấu ngân tự do, dấu chấm lưu) Là một hình vòng cung ở giữa có một dấu chấm. Dấu này đặt ở trên hay dưới nốt nhạc hoặc dấu lặng cho phép tự do xử lý độ dài của nốt nhạc, dấu lặng đó tuỳ theo sở thích và ý đồ thể hiện mà không phụ thuộc vào giá trị quy định cho nốt nhạc hoặc dấu lặng đó.
Ví dụ:
Dấu lặng Lặng là thời gian ngừng vang của âm thanh, là khoảnh khắc im lặng, là sự ngừng nghỉ trong âm nhạc. Lặng cũng là một loại chất liệu dùng trong cấu trúc âm nhạc. Thời gian im lặng trong âm nhạc được xác địnhbằng các dấu lặng. Dấu lặng cũng được qui định độ dài và gọi tên dựa vào các nốt nhạc.
– Dấu chấm, dấu ngân tự do cũng được dùng với các dấu lặng và cũng có hiệu lực tương tự như với các nốt nhạc. – Dấu lặng cũng được dùng bình thường trong các chùm nốt đặc biệt như các nốt cùng giá trị.
– Khi muốn lặng cả 1 nhịp có thể dùng dấu lặng trắng.
Những hình thức phân chia đặc biệt của các giá trị độ dài Các nốt nhạc bình thường có thể phân đôi, nốt nhạc có chấm có thể phân ba. Phân đôi nốt nguyên và phân ba nốt có chấm là cách phân chia cơ bản của các giá trị độ dài. Bên cạnh cách phân chia cơ bản còn có nhữnghình thức phân chia đặc biệt.
Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt nguyên Chùm ba: Đây là hình thức đem chia ba một nốt nguyên thay cho sự chia hai.
Chùm 5: Là hình thức đem một nốt nguyên chia thành 5 phần bằng nhau thay cho sự chia 4. Ngoài ra còn có chùm 6, chùm 7, chùm 9…
Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt có chấm Chùm 2. Đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 2 thay cho sự chia 3.
Chùm 4. Đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 4 thay cho sự chia 3.
Ngoài ra còn có chùm 7, 10…
Những ký hiệu và quy ước viết tắt Trong ghi chép nhạc để giảm bớt việc ghi chép bằng nốt nhạc người ta dùng nhiều ký hiệu quy ước viết tắt.
Dấu quay lại (dấu nhắc lại) Là ký hiệu chỉ định một đoạn nhạc được nhắc lại hai lần. Ví dụ:
Nếu nhắc lại lần hai có thay đổi thì sử dụng khung thay đổi.
Ví dụ: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (trích)
Dấu hồi . (dấu segno)
Là dấu hiệu dùng để chỉ định việc nhắc lại một bộ phận của tác phẩm. Đi cùng với dấu có thể có thêm chữ D.C (Da capo) và Fine. Ví dụ: Khi yêu cầu phải lặp lại nhiều hơn nữa và lần trở lại cuối cùng có bỏ bớt một đoạn nhạc ở giữa bài người ta dùng dấu (coda) Ví dụ:
* Dấu nhắc lại từng nhịp, dấu này đặt trong một ô nhịp.
* Dấu nhắc lại một âm hình trong một nhịp
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Nốt Tròn Có Trường độ Bằng Bao Nhiêu Phách
-
Nốt Tròn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nốt Tròn Là Gì? Trong Nhịp 4/4 Nốt Tròn Có Trường độ Bằng Mấy Nốt đen
-
Nốt Tròn Có Mấy PháchNốt đen Có Mấy Phách Nốt Móc đơn ... - Hoc24
-
Nốt Tròn Có Giá Trị Bằng Mấy Phách - Bài Tập Âm Nhạc Lớp 6
-
Nêu Giá Trị Các Hình Nốt Tròn, Nốt Trắng, Nốt đen, Nốt đen Móc đơn, Nốt ...
-
Nốt Tròn – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Câu 8. Nốt Tròn Có Trường độ Bằng? *
-
Nốt Trắng Chấm Dôi Có Trường độ Bằng Mấy Phách
-
Bài 2: Trường độ - Waltz Travel
-
Nốt Tròn Là Gì? Trong Nhịp 4/4 Nốt Tròn Có Trường độ Bằng Mấy Nốt đen
-
Khái Niệm Nhịp 2/4 - 3/4 - 4/4 - 6/8 Phách Mạnh - Phách Nhẹ
-
Nốt Tròn Là Gì? Trong Nhịp 4/4 Nốt Tròn Có Trường độ Bằng Mấy Nốt đen
-
'nốt Tròn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt