Bài 3 GDCD Lớp 11 Trường THPT Ỷ ml

Bài 3

QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ

I. Mục đích yêu cầu

- Củng cố kiến thức bài 3.

- Tổ chức cho học sinh luyện tập và thực hiện các bài tập trắc nghiệm thuộc kiến thức bài 3

- Hướng dẫn cách giải, cách làm bài tập trắc nghiệm bài 3.

- Học sinh có kỹ năng giải quyết các bài tập; nắm được kỹ thuật xử lý dạng bài tập trắc nghiệm

II. Ôn luyện kiến thức

1. Nội dung của quy luật giá trị

- Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động XH cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó

- Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong 2 lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá.

+ Trong sản xuất:

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng loại hàng hoá hay toàn bộ hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao đông XH cần thiết

+ Trong lưu thông hàng hoá

Quy luật này yêu cầu việc trao đổi giữa hai hàng hoá (A và B)cũng phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT. Nói cách khác trao đổi hàng hoá phải được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá

Nhưng khi xem xét không phải1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn XH.

Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá trong quá trình SX.

2. Tác động của quy luật giá trị:

- Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá:

Điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sx này sang ngành sx khác. Phân phối nguồn hàng từ nơi này đến nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

- Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất LĐ tăng lên.

Hàng hóa được sx ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau nhưng trên thị trường lại trao đổi theo giá trị xã hội. Trong điều kiện đó người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao động, hợp lí hóa sản xuất... làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. Việc cải tiến kĩ thuật và nâng cao tay nghề người lao động lúc đầu còn lẻ tẻ sau mang tính phổ biến. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

- Phân hoá giàu- nghèo giữa những người sản xuấthàng hoá.

+ Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự lựa chọn tự nhiên làm cho người SX - kinh doanh hàng hoá phát triển.

Mặt khác: Người SX - kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo => làm cản trở kinh tế hàng hoá phát triển.

+ Tác động của quy luật giá trị luôn có 2 mặt:

- Tích cực: Thúc đẩy lực lượng SX phát triển, nâng cao năng suất LĐ.

-> Kinh tế hàng hoá phát triển.

- Hạn chế: Có sự phân hoá giàu nghèo

-> Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

3. Vận dụng quy luật giá trị :

- Về phía Nhà nước:

+ Đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế.

+ Bằng thực lực kinh tế điều tiết thị trường nhằm hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo và những tiêu cực XH khác.

- Về phía công dân:

+ Phấn đấu giảm chi phí trong SX và lưu thông hàng hoá, nâng sức cạnh tranh.

+ Thông qua sự biến động của giá cả điều tiết, chuyển dịch cơ cấu SX ...

+ Cải tiến kỹ thuật - công nghệ, hợp lý hoá SX.

III. Luyện tập

* Nhận biết:

Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ?

A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa

Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho

A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết

B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết

D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết

Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ?

A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết

B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 4: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào ?

A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa

C. Nền sản xuất hàng hóa

D. Mọi nền sản xuất

Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng

A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa

B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa

Câu 6: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

A. Giá trị trao đổi

B. Giá trị hàng hóa

C. Giá trị sử dụng của hàng hóa

D. Thời gian lao động cá biệt

Câu 7: Yếu tố cơ bản nào làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?

A. Cung-cầu, cạnh tranh

B. Nhu cầu của người tiêu dùng

C. Khả năng của người sản xuất

D. Số lượng hàng hóa trên thị trường

Câu 8: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

A. giá cả thị trường

B. số lượng hàng hóa trên thị trường

C. nhu cầu của người tiêu dùng

D. nhu cầu của người sản xuất

Câu 9: Quy luật giá trị có mấy tác động?

A. Hai B. Ba

C. Bốn D. Năm

Câu 10: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở

A. Hao phí thời gian lao động cá biệt

B. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống

C. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất kém nhất

D. Hao phí lao động xã hội cần thiết

* Thông hiểu:

Câu 1: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là

A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa

B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ

C. Người sản xuất ngày càng giàu có

D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?

A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa

B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống

C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên

D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng

Câu 3: Điều tiết sản xuất là

A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác

B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác

C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác

D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành

Câu 4:Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ?

A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển

B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ

C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào

Câu 5: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?

A. Quy luật cung cầu.B. Quy luật cạnh tranh.

C.Quy luật giá trịD. Quy luật kinh tế

Câu 6: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất.B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.D. Điều tiết trong lưu thông.

Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?

A. Luôn ăn khớp với giá trịB. Luôn cao hơn giá trị

C. Luôn thấp hơn giá trịD. Luôn xoay quanh giá trị

Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiếtB. Thời gian lao động cá biệt

C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa D. Thời gian cần thiết

Câu 9: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?

A. Tổng giá cả = Tổng giá trịB. Tổng giá cả > Tổng giá trị

C. Tổng giá cả < Tổng giá trịD. Tổng giá cả phù hợp Tổng giá trị

Câu 10: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau?

A. Vì chịu tác động của quy luật giá trị

B. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh

C. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất

D. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau

* Vận dụng:

Câu 1: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa

D. Tạo năng suất lao động cao hơn

Câu 2: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?

A. Anh A B. Anh B

C. Anh C D. Anh A và anh B

Câu 3: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất.B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.D. Điều tiết trong lưu thông.

Câu 4: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?

A. Đổi mới nền kinh tế.

B. Thống nhất và mở cửa thị trường.

C. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.

D. Đổi mới nền kinh tế. Thống nhất và mở cửa thị trường. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.

Từ khóa » điều Tiết Là Gì Gdcd 11