BÀI 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Có thể bạn quan tâm
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam
Vai trò hạt nhân lãnh đạo
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng. Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có (đảng tư sản) ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người. Thứ hai, Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội. Thứ ba, Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.
Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.
Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: (1) là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; (2) là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; (3) tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.
Thứ hai, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện. Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.
Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].
Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng: hoặc bao biện làm thay các công việc của Nhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc của Nhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.
2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Những nội dung lãnh đạo của Đảng:
Một là, Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.
Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạo Quốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.
Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúng Nhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.
Ba là, Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc cho Nhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Bốn là, Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trước Nhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra của Viện Kiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Như vậy, nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.
- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.
- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
Phương thức lãnh đạo của Đảng:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:
- Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.
- Công tác tổ chức, cán bộ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.
- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.
- Sự gương mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối với Nhân dân.
- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, các đảng viên và tổ chức đảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam
Vai trò hạt nhân lãnh đạo
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng. Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có (đảng tư sản) ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người. Thứ hai, Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội. Thứ ba, Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.
Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.
Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: (1) là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; (2) là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; (3) tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.
Thứ hai, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện. Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.
Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].
Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng: hoặc bao biện làm thay các công việc của Nhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc của Nhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.
2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Những nội dung lãnh đạo của Đảng:
Một là, Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.
Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạo Quốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.
Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúng Nhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.
Ba là, Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc cho Nhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Bốn là, Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trước Nhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra của Viện Kiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Như vậy, nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.
- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.
- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
Phương thức lãnh đạo của Đảng:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:
- Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.
- Công tác tổ chức, cán bộ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.
- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.
- Sự gương mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối với Nhân dân.
- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, các đảng viên và tổ chức đảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Từ khóa » đảng Chính Trị Việt Nam Là Gì
-
Chính Trị Việt Nam - Wikipedia
-
Đảng Phái Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đảng Chính Trị Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chính Trị Là Gì? Vai Trò Lãnh đạo Của Đảng Trong Hệ Thống Chính Trị?
-
[DOC] A. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. Khái Niệm
-
Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh đạo Của đảng đối Với Hệ ...
-
Đảng Chính Trị Là Gì? Vai Trò Của đảng Chính Trị
-
Hệ Thống Chính Trị - Cổng Thông Tin điện Tử Chính Phủ
-
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ CHÍNH ĐẢNG DUY NHẤT LÃNH ...
-
Nhân Tố Quyết định Sự ổn định Và Phát Triển Bền Vững Chế độ Chính ...
-
Chế độ Chính Trị Là Gì ? Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Với Đảng Chính ...
-
Chính Trị Là Gì ? Vai Trò Của Nhà Nước Trong Hệ Thống Chính Trị ?
-
[PDF] HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỘT ĐẢNG NỔI TRỘI - GIÁ TRỊ THAM ...
-
“Đảng Ta Là Một đảng Cầm Quyền” - Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân