Bài 3: Lộ Trình Nào để F0 đi Làm An Toàn Trong Bình Thường Mới?
Có thể bạn quan tâm
Phải phân loại đối tượng và cụ thể hóa chính sách
Đồng tình với đề xuất đưa F0 và F1 không triệu chứng đi làm lại bình thường, tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho rằng: Các cơ quan chức năng cần cụ thể hóa chính sách, phân loại rõ nhóm đối tượng thực hiện để bảo đảm tính hiệu quả cũng như sự an toàn.
Ủng hộ đề xuất của Bộ Y Tế, nhưng ông Dương Ngọc Hiếu, Giám đốc phụ trách khối dự án Công ty cổ phần đầu tư Thành Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội), đặt ra 2 bài toán cần phải giải quyết: Tư tưởng và cơ sở vật chất.
“Chúng tôi lo nhất hai vấn đề này, trong đó đặc biệt là của dư luận và cách đánh giá từ các đối tác. Thực tế, mọi người hiện nay vẫn rất ngại tiếp xúc với các F0, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Đối với doanh nghiệp, có công nhân đi làm là tốt nhưng đối tác sẽ thế nào? Có chấp nhận lái xe F0 vào các cơ quan khác hay không lại là vấn đề khác”, ông Hiếu thẳng thắn nêu quan điểm.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, ông Nguyễn Anh Quân - Tổng Giám đốc Taxi G7 - cũng có chung lo lắng. Theo ông Quân, nếu đồng ý để F0 và F1 không có triệu chứng đi làm dù chỉ là khối văn phòng thì công việc đầu tiên phải làm là giải quyết công tác tư tưởng cho các nhân sự còn lại.
Thực tế, ngay cả các doanh nghiệp tại địa phương đi đầu như Long An cũng có tâm tư tương tự. Bà Nguyễn Thị Kim Anh - Giám đốc nhân sự công ty TNHH Jia Hsin (Khu công nghiệp Cầu Tràm, Cầu Đước) khẳng định: Dù có bố trí nơi làm riêng, ăn riêng và vệ sinh riêng theo đúng quy định phòng, chống dịch nhưng “chắc chắn tâm lý người khỏe mạnh sẽ vẫn… e dè”.
Về vấn đề cơ sở vật chất, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng đưa ra quan điểm của mình. Cả ông Hiếu và ông Quân đều nhận định: Việc bố trí một khu làm việc riêng cho các F không triệu chứng “chắc chắn sẽ khiến chi phí đầu vào” của doanh nghiệp bị đội lên.
“Đấy có thể coi là chi phí rủi ro khi vận hành doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thu nhập cao hơn từ các nhân công này thì chúng tôi cũng vui vẻ. Nhưng nếu không bù lại được thì đây thực sự sẽ trở thành gánh nặng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô công nhân lớn”, ông Hiếu chia sẻ.
Ông Võ Thanh Tú - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hòa Thành (Bến Lức) - băn khoăn: Đối với doanh nghiệp có đông công nhân nhưng không có đủ không gian bố trí lao động F0 làm việc riêng biệt thì cần phải rất thận trọng và cân nhắc.
Bên cạnh đó, một vấn đề đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là nhóm đối tượng F0 và F1 không triệu chứng nào… nên được đi làm trở lại.
Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cho rằng: Tùy vào đặc thù và tính chất nghề nghiệp để đưa ra quy định cho phù hợp. Nếu người lao động làm việc tập trung tại các nhà máy, xí nghiệp mà bị nhiễm bệnh thì nên được cách ly tại nơi ở để theo dõi, điều trị, nếu đi làm sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất, khó kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, Bộ Y tế nên xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ lây nhiễm của dịch bệnh, cơ sở nào đánh giá F0 được đi làm và chưa được đi làm, đặc thù ngành nghề… để các doanh nghiệp, đơn vị, người sử dụng lao động có căn cứ tham khảo, áp dụng quy định để thực hiện.
Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Nguyễn Anh Quân,lãnh đạo hãng Taxi G7, nói: “Nếu để cho F0 không có triệu chứng đi làm là anh em lái xe thì hoàn toàn không ổn vì nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm rất cao, từ đó ảnh hưởng tới cộng đồng”.
Ông Quân cho rằng, chỉ nên áp dụng đề xuất với một bộ phận khối văn phòng, tùy vào cơ sở vật chất của từng công ty.
“Tuy nhiên khi đi làm chắc chắn vẫn phải bảo đảm cách ly giữa F0 và các nhân sự chưa phải F”, Tổng Giám đốc Taxi G7 thẳng thắn.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Thanh Hưng (Công ty cổ phần May xuất khẩu H.P Bắc Giang) cũng cho biết: Nếu được lựa chọn, ông sẽ chỉ cho phép khối văn phòng áp dụng đề xuất nhằm tránh rủi ro.
Ngay tại Long An, đại diện công ty TNHH MTV Cheng Da Việt Nam, ông Hoàng Khắc Vân, đề xuất nên áp dụng phương án cho F0 là nhân viên các phòng, ban làm việc trực tuyến; F0 là công nhân làm việc tại các chuyền sản xuất thì cách ly tại nhà để bảo vệ sức khỏe cho một tập thể đông người. Các trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính thì sẽ được đi làm bình thường.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (Khu công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh), cũng đồng tình với quan điểm người bị F0 cần được nghỉ ngơi để bảo đảm sức khỏe, thực hiện 5K nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người chung quanh.
Theo ông Hùng, Công ty khuyến khích F0 thuộc khối văn phòng có thể làm việc trực tuyến, còn công nhân trực tiếp sản xuất thì sau khi test âm tính có thể quay trở lại làm việc ngay, thông thường thời gian điều trị của F0 trung bình là 7 ngày.
Ông Đàm Văn Tuấn, công nhân bộ phận Ráp thô, Công ty Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng chia sẻ: “Tôi bị Covid-19 về quê điều trị cách ly thời gian 7 ngày, thêm 3 ngày nghỉ ngơi ổn định xong mới quay trở lại làm việc. Tôi thấy F0 nên nghỉ ngơi, theo dõi diễn biến bệnh là hợp lý. Khi nào có kết quả kiểm tra âm tính hãy đi làm, như vậy sẽ bảo đảm an toàn cho anh em công nhân tại Công ty”.
“Theo tôi, điều quan trọng nhất là các cơ quan chức năng cần cụ thể hóa chính sách, phân loại rõ các nhóm đối tượng để việc thực hiện được hiệu quả và an toàn”, một chủ doanh nghiệp nêu quan điểm.
Về việc phân loại các nhóm đối tượng F0 được đi làm, theo giám đốc một doanh nghiệp xin giấu tên, việc đưa F0 đi làm trong doanh nghiệp cần phân biệt khối quản lý và khối sản xuất.
F0 làm việc trên dây chuyền sản xuất sẽ không chắc chắn loại bỏ được khả năng lây nhiễm cho ngưòi khác cùng dây chuyền hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm dù thực hiện 5k và các đồ bảo hộ cần thiết như găng tay, khử khuẩn.
Tuy nhiên khối quản lý, bao gồm lãnh đạo, kỹ thuật và quản lý chất lượng, cung ứng nguyên liệu hàng hóa... là những nhân sự phụ trách các khâu then chốt, khó thay thế thì cần phải cố gắng mọi cách để thực hiện mô hình làm việc tại doanh nghiệp để họ có thể cùng tham gia duy trì sản xuất ngay cả khi bị mắc Covid-19. Thông thường khối quản lý này đã được thiết kế khu làm việc riêng, số lượng nhân sự không lớn nên phân khu an toàn riêng cho F0 là khả thi, dễ thực hiện.
Từ khóa » Hà Nội F0 được đi Làm
-
F0, F1 đi Làm - Cần Thực Hiện Nghiêm Các Biện Pháp ... - Dịch COVID-19
-
F0, F1 đi Làm - Cần Thực Hiện Nghiêm Các Biện Pháp Phòng Bệnh | Y Tế
-
Bộ Y Tế đề Xuất F0, F1 đi Làm Trong Thời Gian Cách Ly
-
F0 Gia Tăng ở Hà Nội: Cách Ly “chồng” Cách Ly, Công Sở Thiếu Hụt Lao ...
-
Đề Xuất F0 đi Làm, Tránh đứt Gãy Chuỗi Sản Xuất - Tiền Phong
-
Long An: Tỉnh đầu Tiên Cho Phép F0, F1 đi Làm
-
Ai Là F0, F1 Theo Hướng Dẫn Mới Của Bộ Y Tế?
-
F0 đi Làm: Quản Lý Ra Sao để "vẹn Cả đôi đường"? - VOV
-
F0 ở Hà Nội Thản Nhiên Ra Ngoài, đi Chợ: Nguy Cơ Dịch Bùng Phát ...
-
Bộ Y Tế đề Xuất F0, F1 đi Làm Trong Thời ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nếu Cơ Quan Có Người Thay Thế Thì Nên Cách Ly F0 ở Nhà - Hànộimới
-
Hà Nội: Có F0, Lớp Học Vẫn Có Thể Tiếp Tục Học Trực Tiếp
-
NÓNG: Bộ Y Tế đề Xuất F0, F1 Có Thể... đi Làm - Báo Tuổi Trẻ