Bài 3 Lý Thuyết Sản Xuất, Chi Phí Và Các Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

TimTaiLieu.vn - Tài liệu, ebook, giáo trình, đồ án, luận văn

TimTaiLieu.vn - Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, tiểu luận, giáo trình, hướng dẫn tự học

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 3 Lý thuyết sản xuất, chi phí và các mục tiêu của doanh nghiệp

 Yếu tố sản xuất (ytsx) Là tất cả những yếu tố tham gia vào đầu vào của quá trình sản xuất, như nguyên, nhiên, vật liệu, lao đông Yếu tố sản xuất được chia thành hai loại yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi

pdf80 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 3 Lý thuyết sản xuất, chi phí và các mục tiêu của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênLÝ THUYẾT SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP Baøi 3 Huỳnh Văn Thịnh 1  Yếu tố sản xuất (ytsx) Là tất cả những yếu tố tham gia vào đầu vào của quá trình sản xuất, như nguyên, nhiên, vật liệu, lao đông Yếu tố sản xuất được chia thành hai loại yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi Huỳnh Văn Thịnh 2 I.Lý thuyết sản xuất (Production theory) 1.Khái niệm các thuật ngữ Huỳnh Văn Thịnh 3 -Yếu tố sản xuất cố định Là loại ytsx mà số lượng cố định trong suốt thời kỳ nghiên cứu. -Yếu tố sản xuất biến đổi Là loại ytsx mà số lượng thay đổi trong thời kỳ nghiên cứu. Ở gốc độ khác, người ta qui ước chia yếu tố sản xuất làm hai loại + Lao động, ký hiệu là L và + Những yếu tố không thuộc về lao động gọi là vốn hay tư bản, ký hiệu là K. Huỳnh Văn Thịnh 4 Ngắn hạn (SR) Là khoảng thời gian mà doanh nghiệp phải có đủ 2 loại YTSX là ytsx cố định và ytsx biến đổi. Dài hạn (LR) Là khỏang thời gian mà doanh nghiệp có 1 loại ytsx duy nhất là ytsx biến đổi. Huỳnh Văn Thịnh 5 Sản lượng, sản phẩm, đầu ra (Q) Là những của cải được tạo ra sau mổi quá trình sản xuất. Sản phẩm được chia thành *Sản phẩm biên (Marginal product, MP) Là sản phẩm thay đổi khi thay đổi một đơn vị ytsx biến đổi. Sản phẩn biên có qui luật tiệm giảm. Huỳnh Văn Thịnh 6 - Sản phẩm trung bình (Average product, AP) Là số sản phẩm được sản xuất ra tính trung bình trên một đơn vị ytsx biến đổi. - Tổng sản phẩm (Total product, TP) Là tổng sản phẩm được sản xuất ra bởi tất cả những ytsx biến đổi đó. Ví dụ Doanh nghiệp có biểu số liệu sau: Huỳnh Văn Thịnh 7 K L QL MPL APL 1 0 0 .. 1 1 3 3 3/1 1 2 7 4 7/2 1 3 12 5 12/3 1 4 16 4 16/4 1 5 19 3 19/5 1 6 21 2 21/6 1 7 22 1 22/7 1 8 22 0 22/8 1 9 21 -1 21/9 1 10 19 -2 19/10 Huỳnh Văn Thịnh 8 Trong đó +K: Là vốn và là yếu tố sản xuất cố định. +L: Là lao động và là yếu tố sản xuất biến đổi. +QL = TPL : Là tổng sản phẩm theo lao động. +MPL = Sản phẩm biên của lao động. MPL = Q/L +APL = Sản phẩm trung bình của lao động. APL = Q/L Huỳnh Văn Thịnh 9 Hàm sản xuất (Production Function) Biểu hiện mối quan hệ kỹ thuật của việc kết hợp các ytsx để tạo sản lượng đầu ra trong điều kiện công nghệ nhất định. Đơn giản thì hàm sản xuất có hai biến là lao động (L) và vốn (K). Q = f (L,K) Huỳnh Văn Thịnh 10 Nếu hàm sản xuất có dạng Q = A* Lα * Kβ Được gọi là hàm sản xuất Coob- Douglas. Nếu α + β = 1 => Hàm sản xuất có qui mô không đổi. Nếu α + β < 1 => Hàm sản xuất có qui mô giảm dần. Nếu α + β > 1 => Hàm sản xuất có qui mô tăng dần. Huỳnh Văn Thịnh 11 2. Kết hợp sản xuất tối ưu Sản xuất tối ưu nghĩa là với một chi phí sản xuất, giá cả các yếu tố sản xuất cho trước,ta tìm ra được số lượng tối ưu giữa các yếu tố sản xuất đó để sản lượng tạo ra là cực đại (Qmax), hoặc với một sản lượng cần sản xuất ra, khi biết giá cả các yếu tố sản xuất, ta tìm kết hợp tối ưu giữa các ytsx sao cho chi phí sản xuất là tối thiểu (TCmin). Huỳnh Văn Thịnh 12 Để Qmax phải thỏa hai điều kiện: * (MPL)/(PL) = (MPK)/(PK) (>=0) * TC = PL*L + PK*K Trong đó MPL = (d Q)/ (d L) MPk = (d Q)/ (d K) Huỳnh Văn Thịnh 13 Ví dụ Doanh nghiệp A có hàm sản xuất sau Q = (L-2)*K PL = 2 (đvt/đvl) PK = 5 (đvt/đvk) TC = 1000 đvt Hãy tìm L và K tối ưu để Qmax và Qmax=? Huỳnh Văn Thịnh 14 MPL= dQ/dL=d[(L-2)*K]/dL=K MPK= dQ/dK=d{(L-2)*K]/dK=L-2 Huỳnh Văn Thịnh 15 Ta có hệ phương trình: MPL/PL = MPK/PK TC=PL*L + PK*K =>K/2 = (L-2)/5 và 1000=2L+5K Giải ra ta được L=? K=? và Qmax=? Huỳnh Văn Thịnh 16 Trường hợp gặp hàm sản xuất có dạng Q=A*Lα*Kβ Với PL,PK và TC cho trước để Qmax thì : L= [α /(α+β)]*(TC/PL) K=[β /(α+β)]*(TC/PK) Huỳnh Văn Thịnh 17 Ví dụ Doanh nghiệp A có hàm sản xuất Q= L0.6*K0.8 Với PL= 2, PK=3 và TC = 2000 Hãy tìm L=?,K=? để Qmax=? Huỳnh Văn Thịnh 18 Ứng dụng ta có: L=[(0.6)/(0.6+0.8)]*(2000/2)=? K=[(0.8)/(0.6 +0.8)]*(2000/3)=? Qmax=? Huỳnh Văn Thịnh 19 Trường hợp gặp hàm sản xuất có dạng Q =A*Lα*Kβ Với PL,PK và Q cho trước để TCmin thì : L= (Q/A) [(1/(α+β)] * (α/β) [(β/(α+ β)] * *(PL/PK) [(- β /(α+ β)] K= (Q/A) [(1/(α+β)] * (β/α) [( α/(α+ β)] * *(Pk/Pl) [(- α /(α+ β)] Huỳnh Văn Thịnh 20 Ví dụ Doanh nghiệp A có hàm sản xuất Q = L0.6*K0.8 Với PL=2, PK=3 và Q= 5000 Hãy tìm L=?,K=?để TCmin=? Huỳnh Văn Thịnh 21 II. Lý thuyết chi phí Khái niệm các thuật ngữ *Chi phí (cost) Là phí tổn mà doanh nghiệp phải đương đầu khi sản xuất ra hàng hoá dịch vụ. *Chi phí kế toán (accounting cost) Là những chi phí thực mà doanh nghiệp phải đương đầu khi sản xuất ra hàng hóa dịch vụ. Huỳnh Văn Thịnh 22 *Chi phí cơ hội (opportunity cost) Là những mất mát, hi sinh mà doanh nghiệp phải đương đầu khi chọn phương án này mà không chọn phương án có lợi nhất khác. *Chi phí kinh tế (economic cost) Là tổng của chi phí cơ hội và chi phí kế toán. Huỳnh Văn Thịnh 23 Ví dụ Anh A tốt nghiệp tú tài và có 2 phương án để chọn lựa Hoặc đi làm thì sau 4 năm anh có được 24 triệu đồng. Huỳnh Văn Thịnh 24 Hoặc đi học đại học thì sau 4 năm + Chi phí kế toán .Học phí .Sách vở = 10 triệu đồng. + Chi phí cơ hội . Về thời gian = 24 triệu đồng. . Về vốn tài chính = giả định 2 triệu đồng (Phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận). Huỳnh Văn Thịnh 25 Vậy chi phí kinh tế của việc học đại học của anh ấy là = 10 triệu + 24 triệu + 2 triệu = 36 triệu đồng. Huỳnh Văn Thịnh 26 2.Các loại chi phí trong ngắn hạn *Chi phi cố định (Fixed cost,FC) Là loại chi phí không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất của doanh nghiệp, nó là một hằng số. Huỳnh Văn Thịnh 27 *Chi phí biến đổi (Variable cost, VC) Là loại chi phí thay đổi theo sản lượng. Xét đơn giản thì VC = a*Q (a là hằng số, a>0) Xét tổng quát thì VC = a*Q3 – b*Q2 +c*Q (a,b,c > 0) Huỳnh Văn Thịnh 28 *Tổng phí (Total cost, TC) Là tổng của Chi phí cố định FC và Chi phí biến đổi VC TC = FC + VC Huỳnh Văn Thịnh 29 Xét đơn giản TC = FC + a*Q Xét tổng quát TC = FC + a*Q3 – b*Q2 +c*Q Huỳnh Văn Thịnh 30 *Chi phí cố định trung bình (AFC) (Average fixed cost) Là chi phí cố định tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AFC = FC/Q Huỳnh Văn Thịnh 31 *Chi phí biến đổi trung bình (AVC, Average Variable Cost) Là chi phí biến đổi tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AVC = VC/Q Huỳnh Văn Thịnh 32 - Xét đơn giản AVC = VC/Q = (a*Q)/Q = a = Hằng số -Xét tổng quát AVC = VC/Q = (a*Q3 – b*Q2 +c*Q)/Q = a*Q2– b*Q +c Huỳnh Văn Thịnh 33 *Chi phí trung bình (AC) Là chi phí tính trung bình trên một đơn vị sản lượng. AC= TC/Q = AFC + AVC - Xét đơn giản AC = (FC/Q) + a - Xét tổng quát AC = (FC/Q) + a*Q2– b*Q + c Huỳnh Văn Thịnh 34 *Chi phí biên (Marginal cost, MC) Là chi phí thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất. MC = dTC/ dQ = d(FC + VC)/dQ vì FC là hằng số nên MC = dVC/dQ Huỳnh Văn Thịnh 35 -Xét đơn giản MC = dTC/dQ = dVC/dQ = d(aQ)/dQ = a = AVC - Xét tổng quát MC = dVC/dQ = d(a*Q3 – b*Q2 +c*Q)/dQ MC = 3a*Q2– 2b*Q + c Huỳnh Văn Thịnh 36 Huỳnh Văn Thịnh 37 Q $ VC TC Xét đơn giản AFC FC Huỳnh Văn Thịnh 38 AC AVC = a Q $ Xét đơn giản Huỳnh Văn Thịnh 39 Q $ AFC FC VC TC Xét tổng quát Huỳnh Văn Thịnh 40 Q $ MC AC AVC Xét tổng quát *Xét tổng quát Mối quan hệ giữa MC và AC MC = dTC/dQ = d(AC*Q)/dQ = AC + Q*(dAC/dQ) Xét: Q>0 Nếu dAC/dQ = 0 => AC cực trị (AC cực tiểu) và AC = MC Nếu dAC/dQ > 0 => AC và Q đồng biến và MC > AC Nếu dAC/dQ < 0 => AC và Q nghịch biến và MC < AC Huỳnh Văn Thịnh 41 III.Các mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau. Ở đây ta xét một vài mục tiêu cơ bản. Huỳnh Văn Thịnh 42 1.Tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Ví dụ Anh A dự định mua một trong hai loại xe.Anh,chị hãy giúp anh A mua xe nào có lợi cho anh ấy. Huỳnh Văn Thịnh 43 +Xe X .Giá mua 300 triệu đồng .Sử dụng 5 năm bán thanh lí 100 triệu đồng. .Tiền sửa chữa hàng năm 10 triệu đồng. .Xăng dầu:15 lít/100km, giá xăng 7000 đồng/lít. Huỳnh Văn Thịnh 44 +Xe Y .Giá mua 400 triệu đồng .Sử dụng 5 năm bán thanh lí 100 triệu đồng. .Tiền sửa chữa hàng năm 12 triệu đồng. .Xăng dầu:5 lít/100km, giá xăng 5000 đồng/lít. Huỳnh Văn Thịnh 45  Yêu cầu  1. Viết phương trình tổng phí/ năm năm của xe X và xe Y  2. Anh A nên chọn xe nào là có lợi nhất? Tại sao?  3. Nếu anh A chạy được 500 ngàn km/5 năm thì anh nên mua xe nào? Việc chọn lựa này giúp anh giảm được bao nhiêu tiền chi phí? Huỳnh Văn Thịnh 46 Giải 1.Ta phải xây dựng hàm tổng phí của xe X và xe Y (Đvt:ngàn đồng) TCx = FCx+VCx = FCx+AVCx*Q FCx = (300000-100000)+10000*5 = 250000 VCx={[(15*1)/100]*7}*Q =1,05Q =>TCx= 250000 +1,05Q Huỳnh Văn Thịnh 47  TCy = FCy+VCy = FCy+AVCy*Q  FCy = (400000-100000)+12000*5 = 360000  VCy = {[(5*1)/100]*5}*Q = 0,25Q => TCy= 360000 +0,25Q Huỳnh Văn Thịnh 48 2. Đặt TCx = TCy giải ra Qx,y=137500 (Km) TCx,y=394.375 (ngàn đồng) Huỳnh Văn Thịnh 49 Huỳnh Văn Thịnh 50 Q $ TCx TCy 137500 Kết luận Trong 5 năm Nếu anh A chạy trên 137500 km thì mua xe Y Nếu chạy dưới 137500km thì mua xe X sẽ có lợi hơn Nếu chạy bằng 137500km thì mua xe X hay xe Y cũng được. Huỳnh Văn Thịnh 51  3. Nếu Q = 500 ngàn km/5 năm  => Chọn xe Y  => Chọn xe Y ta lợi được TCx = 250.000 +1,05Q TCx = 250.000 + 1,05*500.000 = 775.000 TCy= 360.000 +0,25*Q TCy = 360.000 + 0,25*500.000 = 485.000 Chọn xe Y sẽ lợi được TCx – TCy = 775.000 – 485.000 = 290.000 Huỳnh Văn Thịnh 52  Bài tập  Chị B dự định tham gia sử dụng điện thoại với các phương thức sau:  + Phương thức 1: Thuê bao 100 ngàn đồng/tháng, mổi phút gọi 1400 đồng.  + Phương thức 2: Thuê bao 75 ngàn đồng/tháng, mổi phút gọi 1800 đồng  + Phương thức 3: Thuê bao 140 ngàn đồng/ tháng, mổi phút gọi là 2800 đồng, nhưng được gọi một số phút miễn phí trong 140 ngàn đồng đó. Huỳnh Văn Thịnh 53  Yêu cầu:  1. Anh Chị hãy viết phương trình tổng phí/ tháng của ba phương thức trên.  2.Anh Chị hãy giúp Chị B chọn phương thức có lợi nhất cho Chị ấy?  3. Nếu cơ quan của chị B đồng ý thanh toán tiền điện thoại hàng tháng là 250 ngàn đồng, thì chị B nên tham gia phương thức nào là có lợi nhất và lợi bao nhiêu? Huỳnh Văn Thịnh 54 2.Doanh thu và tối đa hóa doanh thu (TR và TRmax) *Doanh thu (TR, Total Revenue) Là tiền mà doanh nghiệp kiếm được qua việc bán hàng hóa dịch vụ. TR = P*Q Để TR max thì phải thoả mãn điều kiện dTR/dQ = (TR)’= 0 (TR)’’< 0 Huỳnh Văn Thịnh 55 Riêng đối với nhà kinh tế thì dTR/dQ được gọi là doanh thu biên (MR, Marginal Revenue). Vậy doanh thu biên (MR) là doanh thu thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng bán. MR = dTR/dQ hay MR = TR/Q Huỳnh Văn Thịnh 56 Giả định doanh nghiệp có các hàm số sau P = 200 – 2Q Hãy tìm P, Q tối ưu để TRmax? Huỳnh Văn Thịnh 57 Hàm TR = P*Q = (200 -2Q)*Q = 200Q – 2Q2 MR = TR’= 200 – 4Q = 0 => Q = 200/4 = 50 =>P = 200 – 2Q = 200 – 2*50 = 100 TR’’ = -4 <0 TRmax và TRmax = P*Q = =100*50 = 5000 Huỳnh Văn Thịnh 58 Tổng quát: P = a + b*Q (b<0) => TR = P*Q = a*Q + b*Q2. => MR = dTR/dQ = a + 2b*Q Đặt MR = 0 => Q = -a/2b => P = a + b*(-a/2b) => P = a/2 TR” TRmax = P*Q Huỳnh Văn Thịnh 59 3.Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận ( và max) Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.  = TR – TC Hay  = P*Q – AC*Q = Q*(P – AC) Huỳnh Văn Thịnh 60 Để max thì phải thoả mãn 2 điều kiện:  ’ = 0 ’’< 0 Ta có  = TR – TC => d /dQ = dTR/dQ – dTC/dQ *d/dQ = M = Lợi nhuận biên Là lợi nhuận thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất và bán. Huỳnh Văn Thịnh 61 M = MR – MC Đặt M = 0 => MR = MC Điều kiện cần để max thì doanh nghiệp phải sản xuất tại sản lượng Q khi có MR = MC Huỳnh Văn Thịnh 62 Nếu MR để lợi nhuận tăng doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất.  Vậy nếu MR > MC => để lợi nhuận tăng doanh nghiệp phải tăng sản lượng sản xuất. Bạn hãy dùng đạo hàm để chứng minh điều này! Huỳnh Văn Thịnh 63 Thí dụ Doanh nghiệp có hàm số cầu và chí phí P = 6000 – 2Q TC = 3Q3 – 4Q2 + 60Q + 3000 Hãy tìm P;Q tối ưu để max và max bằng bao nhiêu? (Đơn vị tính: Đơn vị tiền) Huỳnh Văn Thịnh 64 Ta xây dựng hàm  = TR – TC = = P*Q – TC = =(6000 – 2Q)*Q – (3Q3 - 4Q2 + 60Q + 3000)  = 6000Q – 2Q2 - 3Q3 + 4Q2 - 60Q - 3000 = = - 3Q3 + 2Q2 + 5940Q – 3000  ’= - 9Q2 + 4Q + 5940 = 0 Huỳnh Văn Thịnh 65 Q1= - 25,46 (loại) Q2 = 25,91 => P2 = 6000 – 2*25,91 = 5948 ’’ = - 18Q +4 với Q= 25,91 =>  ’’ max max = =-3*(25,91)3+2*(25,91)2+5940*(25,91)-3000 max =100065,723 Huỳnh Văn Thịnh 66 Ngoài ra để xây dựng giá tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, thì công thức xây dựng giá như sau: P = MC*[(Ep/(Ep + 1)] Bạn hãy xây dựng công thức này! Huỳnh Văn Thịnh 67 Ví dụ: Một hàng hóa X sản xuất ra với MC = 5 Nhưng Ep của hàng X tại các nơi khác nhau,ví du: ï Ep tại Nhật = - 1,5 Ep tại Châu Âu = -2 Ep tại Mỹ = -3 Khi ấy giá bán các nơi để lợi nhuận của doanh nghiệp cực đại như sau: Huỳnh Văn Thịnh 68 Ptại Nhật = 5*[(-1,5)/(-1,5 + 1)] = 15 Ptại Châu Âu = 5*[(-2)/(-2 + 1)] = 10 Ptại Mỹ = 5*[-3)/(-3 + 1)] = 7,5 Huỳnh Văn Thịnh 69 4.Điểm hòa vốn của doanh nghiệp(BEP, Break even point): Doanh nghiệp hòa vốn trong các trường hợp sau:  = 0 mà = TR – TC TR = TC mà TR = P*Q và TC = AC*Q => P =AC Huỳnh Văn Thịnh 70 Mặt khác, sản lượng hòa vốn khi có TR = TC => P*Q = FC + VC  P*Q = FC + AVC*Q  P*Q – AVC*Q = FC => Q*(P – AVC) = FC => Qhòa vốn = FC/(P – AVC) Huỳnh Văn Thịnh 71  Doanh thu hòa vốn (TR hòa vốn):  TR hòa vốn = P*Q hòa vốn.  = P*[FC/(P-AVC)]  TR hòa vốn ={FC/[1-(AVC/P)]}  Nếu doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều sản phẩm =>  TR hòa vốn = = FC/{Σ [1- (AVCi/Pi)]*Wi} Trong đó: i là hàng hóa i Wi = TRi/TR = tỉ trọng doanh thu hàng hóa i so với tổng doanh thu Huỳnh Văn Thịnh 72  Ví dụ: Tiệm cafê có số liệu sau:  Thuê nhà, thuế, nhân công= 10 triệu/tháng.  Chi phí biến đổi trung bình: 4 ngàn đồng/ly cafê đen, 3 ngàn đồng/ ly nước ngọt, 6 ngàn đồng/ly cafê sữa.  P cafê đen = 6 ngàn, và P nước ngọt = 4 ngàn, P cafê sữa 8 ngàn.  Trong đó càfê đen chiếm 70%, nước ngọt chiếm 10%, cafê sữa chiếm 20% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.  Hãy tính doanh thu hòa vốn/ tháng của tiệm cafê này. Huỳnh Văn Thịnh 73 Giải: ĐVT:ngàn đồng. Ta có TR hòa vốn = = FC/{Σ [1- (AVCi/Pi)]*Wi} = 10*103/{{[1- (4/6)]*0,7} + +{[1- (3/4)]*0,1} + {[1- (6/8)]*0,2}} = = 32432,4 Huỳnh Văn Thịnh 74 4. Điểm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn (Shutdown point): Doanh nghiệp ngừng kinh doanh khi thặng dư sản xuất bằng không. Thặng dư sản xuất (PS) là hiệu số giửa tổng doanh thu và chi phí biến đổi. Huỳnh Văn Thịnh 75 PS = TR – VC Khi PS = 0 => TR = VC => P = AVC Ta có  = TR – TC = TR – VC – FC mà TR = VC nên =>  = - FC => - = FC Huỳnh Văn Thịnh 76 Ví dụ: Anh A chạy xe ôm với các số liệu sau: Thuê xe: 20 đ/ngày. Chạy xe: 10 đ/ngày (chi phí xăng) Không chạy: 0 đ/ngày(chi phí xăng =0) Nếu: TR1= 40 => 1= 10 :Lợi nhuận kinh tế. TR2=30 => 2 = 0 : Hoà vốn +Nếu ngừng chạy xe => 2 = -20 +Nếu chạy xe => 2 = 0 => Tiếp tục chạy xe Huỳnh Văn Thịnh 77 Nếu: TR3= 16 => 3 = -14 ; Lỗ kinh tế +Nếu ngừng chạy xe => 3 = -20 +Nếu chạy xe => 3 = -14 => Tiếp tục chạy xe TR4 = 10 => 4 = -20 ; Lỗ kinh tế +Nếu ngừng chạy xe => 4 = -20 +Nếu chạy xe => 4 = -20 => Ngừng chạy xe Huỳnh Văn Thịnh 78 Vậy ngừng kinh doanh khi: Lỗ = FC (=20) TR = VC (= 10) P = AVC Hay PS = TR – VC = 0 Huỳnh Văn Thịnh 79 5. Mục tiêu kết hợp: Thông thường các doanh nghiệp không theo đuổi một mục tiêu riêng lẻ nào mà phải kết hợp các mục tiêu với nhau. Trường hợp này ta phải giải hệ điều kiện trên. Muốn mở rộng thị trường hay mở rộng thị trường mới, khi ấy mục tiêu sản lượng hay thị phần là hàng đầu => Giá P rất thấp, thậm chí bằng 0 => TR rất thấp => Lợi nhuận âm hay thua lỗ nặng nề=> Để giảm thiểu thua lỗ => ? Huỳnh Văn Thịnh 80 Tài liệu liên quan
  • Đề tài Quản trị chất lượng - thực hiện nguyên tắc định hướng khách hàng theo ISO 9000 của Viettel

    14 trang | Lượt xem: 7422 | Lượt tải: 4

  • Phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách - Bài 5 Khung phân tích kinh tế vĩ mô

    8 trang | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 2

  • Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Chương 7 Cân bằng tổng quát và hiệu quả kinh tế

    32 trang | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1

  • Đề thi vấn đáp kinh tế

    22 trang | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 5

  • Cung - cầu – lý thuyết giá cả

    158 trang | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 2

  • Đề thi cuối học kỳ 2 môn Kinh tế học đại cương - Năm học 2015-2016 - Đại học Sư phạm Kỹ thuật

    3 trang | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 3

  • Bài giảng Bài 7 Thị trường yếu tố sản xuất

    30 trang | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1

  • Kinh tế vi mô - Chương 10: Thế lực thị trường Độc quyền bán

    12 trang | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 3

  • Kinh tế vi mô - Chương 16: Cân bằng tổng thể và hiệu quả kinh tế

    15 trang | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 1

  • Kinh tế vi mô - thị trường cạnh tranh và độc quyền

    79 trang | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2

Copyright © 2024 TimTaiLieu.vn Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Chia sẻ: TimTaiLieu on Facebook Follow @TimTaiLieu Thư viện Luận Văn, Tài Liệu và Đồ Án tốt nghiệp. Thư viện Ebook miễn phí, Thư viện giáo án, PDF Hướng dẫn giải bài tập SGK.

Từ khóa » Cách Tìm Mpk Và Mpl