Bài 3 - Lý Thuyết Và Bài Tập Chuyển động Thẳng đều | Vật Lý Đại Cương

a) Vectơ độ dời

+ Tại thời điểm t1, chất điểm ở vị trí M1.

+ Tại thời điểm t2, chất điểm ở vị trí M2.

 \( \Rightarrow \overrightarrow{{{M}_{1}}{{M}_{2}}} \) được gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian \( \Delta t={{t}_{2}}-{{t}_{1}} \).

b) Độ dời trong chuyển động thẳng

Trong chuyển động thẳng vectơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo.

Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo

Gọi x1 và x2 là tọa độ của điểm M1 và M2.

Độ dời của chất điểm trong chuyển động thẳng (hay giá trị đại số của vectơ độ dời \( \overrightarrow{{{M}_{1}}{{M}_{2}}} \)) là: \( \Delta x={{x}_{2}}-{{x}_{1}} \).

c) Độ dời và quãng đường đi

+ Độ dời có thể không trùng với quãng đường đi.

+ Nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều này là chiều dương của trục tọa độ thì độ dời trùng  với quãng đường đi được.

d) Vận tốc trung bình

+ Vectơ vận tốc trung bình: \( {{\vec{v}}_{tb}}=\frac{\overrightarrow{{{M}_{1}}{{M}_{2}}}}{\Delta t} \)

+ Vectơ vận tốc trung bình \( {{\vec{v}}_{tb}} \) có phương và chiều trùng với vectơ độ dời \( \overrightarrow{{{M}_{1}}{{M}_{2}}} \).

+ Trong chuyển động thẳng \( {{\vec{v}}_{tb}} \) có phương và chiều trùng với vectơ \( \overrightarrow{{{M}_{1}}{{M}_{2}}} \).

+ Giá trị đại số của vectơ vận tốc trung bình: \( {{v}_{tb}}=\frac{\Delta x}{\Delta t}=\frac{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}} \)

+ \( \Delta x>0\Rightarrow {{v}_{tb}}>0\Rightarrow {{\vec{v}}_{tb}}\uparrow \uparrow \overrightarrow{Ox} \)

+ \( \Delta x<0\Rightarrow {{v}_{tb}}<0\Rightarrow {{\vec{v}}_{tb}}\uparrow \downarrow \overrightarrow{Ox} \)

e) Tốc độ trung bình:

+ Tốc độ trung bình: \( \bar{v}=\frac{\text{Tổng quãng đường}}{\text{Tổng Thời gian}}=\frac{\sum{s}}{\sum{t}} \)

+ Trong chuyển động thẳng theo một chiều, chiều dương là chiều chuyển động thì tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình và \( \Delta x=s \).

Như vậy trong bài toán chuyển động thẳng một chiếu thì để yêu cầu tìm tốc độ trung bình hay vận tốc trung bình là giống nhau.

+ Nếu vật chuyển động cùng trên một quỹ đạo có nhiều giai đoạn chuyển động với các vận tốc \( \bar{v}=\frac{{{s}_{1}}+{{s}_{2}}+{{s}_{3}}+…}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}+…}=\frac{{{v}_{1}}{{t}_{1}}+{{v}_{2}}{{t}_{2}}+{{v}_{3}}{{t}_{3}}+…}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}+…} \)

+ Trung bình cộng của vận tốc: \( {{\bar{v}}_{n}}=\frac{{{v}_{1}}+{{v}_{2}}+{{v}_{3}}+…+{{v}_{n}}}{n} \)

– Chú ý:

+ Nếu \( {{t}_{1}}={{t}_{2}}={{t}_{3}}=…={{t}_{n}} \) thì tốc độ trung bình bằng trung bình cộng của vận tốc.

Từ khóa » Delta X Trong Vật Lý