Bài 3. MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Bài 3. MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI
  • doc
  • 30 trang
Bài 3 MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI Các sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan luôn có mối liên hệ tác động qua lại (tác động biện chứng với nhau) để tồn tại và phát triển, không có sự vật hiện tượng nào trên thế giới không có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu biện chứng là gì? Tác động biện chứng là như thế nào? I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng a. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng: - Chủ nghĩa Mác – Lênin: Khái niệm biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá, vận động và phát triển theo quy luật của sự vật, hiện tượng, trong quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. - Biện chứng bao gồm: Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan + Biện chứng khách quan: là biện chứng của thế giới vật chất + Biện chứng chủ quan: là sự phản ánh của biện chứng khách quan vào trong ý thức của con người. Biện chứng khách quan chi phối toàn bộ thế giới tự nhiên Biện chứng chủ quan tức là tư duy biện chứng, chỉ là sự phản ánh biện chứng khách quan chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên vào dời sống ý thức của con người. Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan. - Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình Phép siêu hình Phép biện chứng + Thừa nhận đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời với các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. + Thừa nhận đối tượng qua các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác và sự ảnh hưởng, ràng buộc lẫn nhau giữa chúng. Tóm lại, phương pháp siêu hình là phương pháp xem sét sự vật trong trạng thái biệt lập, ngưng đọng với một tư duy cứng nhắc; còn phương pháp biện 2 chứng là phương pháp xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng với tư duy mềm dẻo, linh hoạt. b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Phát triển theo 03 giai đoạn chính: Thêi gian ThÕ kû VII TrCN III SCN ThÕ kû XVIII-XIX ThÕ kû XIXXX H×nh thøc §¹i biÓu Néi dung Mäi vËt ®Òu tån t¹i, nhng ®ång thêi l¹i kh«ng tån t¹i, mäi vËt ®Òu tr«i ®i, mäi vËt ®Òu kh«ng ngõng thay ®æi, ®Òu muèn PhÐp biÖn chøng cæ ®¹i Hªra clit ArÝtst«t PhÐp biÖn chøng duy t©m Cant¬ Hªgghen PhÐp biÖn chøng ®îc x©y dùng t¬ng ®èi hoµn chØnh, hÖ thèng, nhng duy t©m PhÐp biÖn chøng duy vËt C.M¸c ¡ngghen Lªnin PhÐp biÖn chøng lµ khoa häc vÒ nh÷ng quy luËt vËn ®éng chung nhÊt cña thÕ giíi bªn ngoµi còng nh cña t duy loµi ngêi. ë trong qu¸ tr×nh xuÊt hiÖn vµ biÕn ®i… 2. Phép biện chứng duy vật: a. Khái niện phép biện chứng duy vật Ăngghen đã nêu: “là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau: - Đặc trưng thứ nhất: Phép biện chứng duy vật được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật Pt: Với đặc trưng này, phép biện chứng duy vật chẳng những có sự khác biệt với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng của Hêghen (phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy tâm), mà còn có sự khác biệt về trình độ trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã có từng trong lịch sử triết học từ thời cổ đại. - Đặc trưng thứ hai: trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng 2 3 duy vật). Do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới Pt: Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật chủ nghĩa MácLênin không chỉ giải thích đúng đắn về thế giới, mà còn phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của CN Mác-Lênin cung cấp cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Đó là nguyên tắc phương pháp luận khách quan, toàn diện, lịch sử -cụ thể, phân tích mâu thuẫn tìm ra nguồn gốc, động lực cơi bản của quá trình vận động, phát triển ... Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thúc và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI Để hiểu rỏ hơn mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trên thế giới chúng ta cùng nhau tìm hiểu mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là như thế nào? 1- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Nói lên các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trên thế giới, trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu mối liên hệ là gì? Mối liên hệ phổ biến là như thế nào? a. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến: có hai vấn đề đặt ra: Thứ nhất, Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Thứ 2, Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau: + Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, 3 4 phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ: như giữa giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau hay tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v.. Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. + Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Pt: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. - Khái niệm: Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. VÝ dô:+ Hoa hång, gÊu tróc, nÊm d¹i, con c¸ sèng díi níc  cã chung b¶n chÊt lµ sù sèng + Con ngêi cã m.l.hÖ chÆt chÏ víi tù nhiªn  con ngêi ko chØ phô thuéc vµo m«i trêng tù nhiªn, ngîc l¹i MTTN còng biÕn ®æi bëi ho¹t déng lao ®éng cña con ngêi + Mèi liªn hÖ gi÷a cung – cÇu trong nÒn kinh tÕ; mèi quan hÖ gi÷a kinh tÕ vµ chÝnh trÞ... - Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới. (Nó thuộc đối tượng của phép biện chứng: Mối liên hệ giữ các mặt đối lặp, chất và lượng; cái chung và cái riêng ....) b. Các tính chất của mối liên hệ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. 4 5 - Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Ví dụ: sự vận động của tự nhiên mưa, bảo, lũ lụt….hay sự vận động của xã hội. Vd: Ngay cả những vật vô tri, vô giác chịu sự tác động bởi ánh sáng, nhiệt, ..con người chúng ta cũng phải chịu sự tác động của những người xung quanh, của tự nhiên, của xã hội… - Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Pt: Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Mối liên hệ biểu hiện cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. VÝ dô: - TN: c©y muèn sèng th× ph¶i trao ®æi chÊt, quang hîp - XH: Con ngêi muèn tån t¹i vµ ph¸t triÓn ph¶i tham gia vµo c¸c qu¸ tr×nh sx vËt chÊt... vµ trong qu¸ tr×nh nµy con cßn tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng kh¸c - Trong t duy mét ý nghÜ bÊt chît còng liªn quan ®Õn trc vµ sau khi nã x.hiÖn - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. : +Có nhiều loại liên hệ khác nhau như: Liên hệ bên trong - liên hệ bên ngoài, có mối quan hệ chủ yếu - mối quan hệ thứ yếu. (tìm hiểu sau) + Có mối quan hệ chung bao quát toàn bộ thế giới - có mối quan hệ bao quát một số lĩnh vực riêng của thế giới. Ví dụ: Liên hệ giữa mặt trời và trái đất. Liên hệ vô cơ- hữu cơ- chất sống. Liên hệ thực vật với động vật, . ..... những quan hệ đó bao quát toàn bộ thế giới tự nhiên. Mối liên hệ riêng của thế giớ: kinh tế - chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa loài rắn, loài rùa... + Có mối quan hệ trực tiếp - có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó có sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một số khâu trung gian. Vd: Quan hệ trực tiếp chúng ta trực tiếp tham gia các hoạt động như: bầu cử, ứng cử, đi học, tham gia cộng đồng nhà nước...... Quan hệ gián tiếp chúng ta phải thông quan khâu trung gian 5 6 vd: Chúng ta thực hiện quyền làm chủ thông qua cơ quan hay người đại diện, trong thu hoạch lúa chúng ta phải thông qua: thợ cắt lúa, máy gặt đập liên hợp.... + Có mối quan hệ bản chất - mối quan hệ không bản chất, liên hệ tất yếu liên hệ ngẫu nhiên. (chúng ta tìm hiểu sau) + Có mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau, có mối quan hệ giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật. Vd: Mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau như mối quan hệ: giữa các học viên trong lớp chúng ta.... Mối quan hệ giữa các mặt khác nhau như trong cơ thể chúng ta có: Đồng hóa và dị hóa đó là hai quá trình khác nhau tồn tại trong cùng sự vật....ở thực vật có quá trình quang hợp lấy CO2 nhả o xi... Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển của nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vậ và các quá trình tương ứng. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối quan hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra được quan điểm toàn diện trong việc nhân thức, xem xét các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiến, tránh xem xét phiến diện một chiều, siêu hình máy móc không nhìn thấy được bản chất sự vật. Đồng thời chống chủ nghĩa triết trung: Đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp được với nhau. Vd: Người ta thường nói lấy râu ông này, cấm cằm bà kia. Pt: Do vậy, Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Ví dụ: Để đánh giá một con người thì phải xem xét người đó cả về trí tuệ và nhân cách của người đó, trong điều kiện môi trường khác nhau. Quá trình xem xét, đòi hỏi chúng ta phải xem xét mối quan hệ chủ yếu nhưng không được xem một cách dàn trải, cào bằng các mối quan hệ như nhau tránh tuyệt đối hóa sự vật ở một mói quan hệ nào đó, dẫn đến chúng ta sai lầm về nhận thức. - Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt 6 7 động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi quan sát một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Chẳng hạn, khi đánh giá vị trí lịch sử của mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc vào những năm 1960 - 1970, nếu chúng ta không đặt nó vào trong hoàn cảnh miền Bắc, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt từ giữa những năm 1965 - khi đế quốc Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược bằng không quân ra miền Bắc, không đặt nó trong điều kiện chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn bị ảnh hưởng rất lớn quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xác lập ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa đi trước thì chúng ta, một là, sẽ không thấy được một số giá trị tích cực của mô hình hợp tác xã trong điều kiện lịch sử đó, hai là, sẽ không thấy hết những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất nước đã thay đổi. 2. Một số mối quan hệ cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng Gt: Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính phổ biến nhất và là đối tượng của các ngành khoa học khác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những mối quan hệ cơ bản của các sự vật, hiện tượng của thế giới: a. Mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài - Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. 7 8 Vd: Trong cơ thể chúng ta có hai quá trình khác nhau đó là đồng hóa và dị hóa nó đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cơ thể (đây là nhân tố tiền đề). - Mối liên hệ bên ngoàì là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau; nói chung, nó không có ý nghĩa quyết định; hơn nữa, nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Gt: Chẳng hạn, sự phát triển của một cơ thể động vật trước hết và chủ yếu là do các quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể đó quyết định; môi trường (thức ăn, không khí…) dù có tốt mấy chăng nữa mà khả năng hấp thụ kém, thì con vật ấy cũng không lớn nhanh được. Tương tự như vậy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo ra thời cơ, nhưng cũng vừa tạo ra những thách thức to lớn đối với tất cả các nước chậm phát triển. Nước ta có tranh thủ được thời cơ do cuộc cách mạng đó tạo ra hay không trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của Đảng, của nhà nước và nhân dân ta Song, cơ thể cũng không thể tồn tại được, nếu không có môi trường; chúng ta cũng khó xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nếu không hội nhập quốc tế, không tận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đã đạt được. Nói cách khác, mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định. b. Mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung, cái đơn nhất - Cái riêng: là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Ví dụ: Nước Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Du, khối Asean, một con người, một quốc gia, một cái bàn, một cái cây…là những cái riêng. Trên thực tế không thể có 2 sự vật hoàn toàn giống nhau giữa chúng bao giờ cũng có điểm khác biệt. Mặt không lặp lại chỉ riêng sự vật ấy mới có gọi là cái đơn nhất. Vd: Giữa các đồng chí không bao giờ giống nhau hoàn toàn cả, chúng ta khác nhau về hình dạng, giọng nói, dấu vân tay...(cái đơn nhất của đ/c) - Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Ví dụ: Cái chung, cái giống nhau của Việt Nam và TQ là nước XHCN, cái chung của địa chủ và giai cấp tư sản là bóc lột, cái chung của lớp học chúng ta và các lớp học khóa trước đều là lớp sơ cấp lý luận chính trị…. PT: Trong hiện thực, các sự vật dù khác nhau như thế nào chăng nữa nhưng chúng luôn có những điểm giống nhau. Điểm giống nhau đó gọi là cái chung. Vd: Theo các đ/c con người và sỏi đá có điểm giống nhau hay không? Giống nhau đều là những dạng cụ thể của vật chất, chịu sự chi phối của cùng một số quy luật của thế giới vật chất. 8 9 * Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữ cơ với nhau: Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Những cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Điều đó khẳng định, Cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng. Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Pt: Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Pt: Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. Một thí dụ khác, nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những đặc điểm phong phú của nó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung - cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. Như vậy sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung. Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn, v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Pt: Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến. 9 10 Vd: Trong sản xuất nông nghiệp: Để tạo giống lúa mới chẳng hạn như OM 6976, ban đầu khi lai tạo nó xuất hiện ở dạng đơn nhất, các nhà khoa học mới thí nghiệm ở điểm nào đó lúc đó nó trở thành cái riêng, khi áp dụng đại trà nó trở thành cái chung. Ngược lại cái chung không phù hợp chuyển về cái đơn nhất. Vd: Lúa hàm châu một gốc tím đang là cái chung nhưng năng xuất thấp, từ từ không sử dụng nữa trở thành cái đơn nhất… Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt chẳng hạn như sự biến đổi gen màu sắc của con tắc kè. Nếu phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể (trở thành cái chung). nếu như những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất (chỉ có ở con tắc kè đó thôi và cái đơn nhất có thể mất đi, sự diệt vong của các sinh vật không phù hợp với điều kiện mới). c. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: - Nguyên nhân: la sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định. - Kết quả: Là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mạt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Pt: Mọi sự vật, hiện tượng xuất hiện điều có nguyên nhân và kết quả của nó chẳng hạn như các đồng chí dùng tay đánh vào bàn, kết quả tay đau…. - Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả thì nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên bao giờ nguyên nhân cũng có trước kết quả, kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Không có sự vật hiện tượng nào trong thế giới lại không có nguyên nhân tồn tại, vì vậy mối quan hệ nhân quả trang bị cho chúng ta quan niệm đúng đắn vì mục đích sống của mình…. - Mỗi sự vật hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra. Vd: Để có hiện tượng sấm sét (kết quả) đòi hỏi phải có nguyên nhân từ nước bốc hơi ở nhiệt độ thấp đông lại thành mây, dưới ánh sáng mặt trời hình thành điện cực, va chạm phóng tia lửa điện.. Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả do vậy trong nhận thức thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân để hình thành kết quả (nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, trực tiếp, gián tiếp). Vd: Một vụ tai nạn giao thông (kết quả) công an mới điều tra đâu là nguyên nhân để xảy ra tai nạn do nạn nhân này say rượu (bên trong), hay do bị người khác va chạm (bên ngoài)… Khi kết quả hình thành nó không tồn tại thụ động, mà nó tác động lại, có thể định hướng hoặc kiềm hãm nguyên nhân. Vd: Khi kết quả tai nạn giao thông xảy ra rồi, tuyên truyền nhận thức của người tham gia giao thông khắc phục nguyên nhân không uống rượu, lái xe nhanh… 10 11 d. Mối quan hệ tất nhiên, ngẫu nhiên - Tất nhiên: (tất yếu) là do cái bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó sẽ xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Vd: Chủ nghĩa tư bản sẽ bị diệt vong và chủ nghĩa xã hội sẽ ra đời thay thế là tất nhiên (do bản chất chủ nghĩa tư bản…) VD: Sự tương tác vào hạt giống trong những điều kiện nhất định thì sẽ nảy mầm, thành cây và sinh hoa kết quả. VD: Trong điều kiện bình thường, một đứa trẻ bình thường không bị dị tật thì sẽ phát triển theo các giai đoạn như bò, đứng, đi…. - Ngẫu nhiên: Ngẫu nhiên là cái có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể như thế này hoặc như thế khác, nó không chỉ do yếu tố bên trong của sự vật quyết định mà còn phụ thuộc vào những nguyên nhân bên ngoài. Vd: Chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ sụp đổ nhưng bắt đầu sụp đổ từ đâu, vào lúc nào là ngẫu nhiên, không được qui định trước. Vd: Con người ai cũng sẽ chết nhưng cái chết đến với mỗi người vào lúc nào, chết như thế nào là ngẫu nhiên. Vd: Trong lớp chúng ta cố gắng học tập hết chương trình có bằng tốt), nhưng mà có một số đồng chí vì điều kiện gì đó không có bằng Vd: Đồng tiền xu ta gieo xuống bàn xuất hiện mặt sấp hoặc ngữa là tất nhiên, Nhưng việc xuất hiện sắp hay ngữa là điều ngẫu nhiên. Vd: Làm nông nghiệp sản lượng lúa hàm châu làm đúng quy trình chúng ta đạt 30 giạ/công (tất nhiên), nhưng trong năm đó chúng ta đạt 40 giạ/công, hay là thấp hơn e. Nội dung và hình thức: - Nội dung: là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành của sự vật và quá trình vận động biến đổi của sự vật do sự tác động lẫn nhau giữ chúng gây nên. Vd: Nội dung của hệ thống trị ở nước ta là sự thống của các yếu tố cấu thành là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cùng sự vận hành của hệ thống do sự tác động lẫn nhau theo nguyên tăc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.. - Hình thức: là phương thức tồn tại và phát triền của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của chúng. Pt: Hình thức bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài, trong đó hình thức bên trong có vai trò rất quan trọng, nó tác động mạnh mẽ đến nội dung. Vd: Chủ nghĩa duy vật biện chững đề cập đến hình thức bên trong. Vd: Trong một tác phẩm nghệ thuật, nội dung là tổng hợp các yếu tố như chủ đề tư tưởng, tính cách các nhân vật cùng các tình tiết…hình thức bên trong là những 11 12 hình tượng nghệ thuật, bố cục, văn phong, bút pháp…hình thức bên ngoài là thể loại, cách trình bày… Vd: Nội dung cơ thể sống là toàn bộ (tế bào, khí quan, quá trình tạo nên cơ thể), hình thức là cách sắp xếp trình tự tế bào của cơ thể tạo thành con hay cây) f. Bản chất và hiện tượng: - Bản chất: là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Vd: Bản chất của tư sản? bót lột người lao động, trong lòng xã hội tư bản đầy rẫy mâu thuẫn Vd: Bản chất CNXH chúng ta đang xây dựng? vì nhân dân,,,, - Hiện tượng: là phạm trù chỉ những mặt biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Vd: Bản chất là CNTS là bót lột tạo nên mâu thuẫn llsx thì nó biểu hiện bằng các hiện tượng như : nạn thất nghiệp, cuộc sống truy lạc, đời sống cực khổ gia cấp công nhân... g. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực - Khả năng: là phạm trù đùng để chí những gì hiện chưa có nhưng sẽ có, sẽ xuất hiện khi có các điều kiện thích hợp. Pt: Như vậy khả năng có tồn tại không? Khả năng thật sự tồn tại nhưng ở dạng mần mống của sự vật mới trong hiện thực. Vd: Trong lòng xã hội TBCN tòn tại nhiều mâu thuẫn như: giữa LLSX>

Từ khóa » Sự Vật Hiện Tượng đang Tồn Tại Thì Nó Phải Có Yếu Tố Là