Bài 3: Thị Trường Và Sơ đổ Chu Chuyển Kinh Tế

https://www.elib.vn/huong-dan/
  1. Trang chủ
  2. Hướng dẫn
  3. Ôn thi
  4. Môn học ĐHCĐ
Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế (9) 268 lượt xem Share

Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 3 Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm và phân loại thị trường; Sơ đồ dòng chu chuyển. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Mục lục nội dung

1. Thị trường

1.1 Khái niệm

​1.2 Phân loại

2. Sơ đồ dòng chu chuyển

Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế

1. Thị trường

1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “thị trường” rất quen thuộc, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy thị trường là gì?

Có nhiều khái niệm về thị trường. Sau đây là hai khái niệm phổ biến về thị trường:

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động lẫn nhau để xác định giá cả và sổ lượng hàng hoá và dịch vụ trao đổi. Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán tác động lẫn nhau, để xác định giá cả và số lượng hàng hoá và dịch vụ trao đổi.

​1.2 Phân loại

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng những tiêu thức phân loại khác nhau.

Phân theo vị trí địa lý:

Thị trường được chia thành hai loại: Thị trường trong nước và Thị trường quốc tế

Trong mỗi loại thị trường lại được phân khúc thành những tiểu thị trường. Như thị trường trong nước được chia thành thị trường miền Nam, thị trường miền Trung, thị trường miền Bắc, thị trường nông thôn.... Thị trường quốc tế lại chia thành nhiều thị trường khu vực như: thị trường Bắc Mỹ, thị trường Tây Âu, thị trường Đông Nam Á...

Phân theo mục đích sử dụng:

Thị trường được chia thành hai loại là: Thị trường hàng hoá và dịch vụ và Thị trường các yếu tố sản xuất

Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ gồm nhiều thị trường hàng hóa cụ thể, như thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường dịch vụ mạng di động V..V..

Trong thị trường các yếu tố sản xuất cũng gồm nhiều thị trường yếu

tố sản xuất cụ thể như thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vốn v.v..

Phân theo tính chất cạnh tranh: (hay phân theo số lượng mỗi bên tham gia vào thị trường) Thị trường được chia thành bốn loại là:

Thị trường cạnh tranh hoàn toàn Thị trường cạnh tranh độc quyền Thị trường độc quyền nhóm (thiểu số) Thị trường độc quyền hoàn toàn

Có thể tóm tắt sự khác biệt của bốn loại thị trường này qua bảng 1.2 sau đây:

Cấu trúc thị trường

Số lượng người bán

Đặc điểm sản phẩm

Điểu kiện gia nhập ngành

Ảnh hưởng đến giá

Cạnh tranh hoàn toàn

Rất nhiều

Đồng nhất

Tự do

Không

Cạnh tranh độc quyền

Rất nhiều

Phân biệt

Tự do

Chút ít

Độc quyền nhóm

Một số ít

Đồng nhất hay phân biệt

Bị ngăn chận

Độc quyền hoàn toàn

Một

Khác biệt

Bị ngăn chận

2. Sơ đồ dòng chu chuyển

Nền kinh tế bao gồm hàng triệu người liên quan tới nhiều hoạt động như mua bán, làm việc, thuê mướn, chế biến... Để hiểu nền kinh tế vận động như thế nào, chúng ta phải tìm cách đơn giản hóa trong suy nghĩ chúng ta về tất cả các hoạt động này. Nói cách khác, chúng ta cần một mô hình để giải thích, nói theo thuật ngữ chung, nền kinh tế được tổ chức như thế nào?

Hình 1.3, trình bày một mô hình đơn giản của nền kinh tế, được gọi là sơ đồ dòng chu chuyển. Trong sơ đồ này, nền kinh tế được chia thành 2 khu vực: hộ gia đình và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ, sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau như lao động, đất đai và tư bản. Những yếu tố đầu vào được gọi là những yếu tố sản xuất.

Hộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất và tiêu dùng tát cả hàng hóa và dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất ra.

Hộ gia đình và các doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên 2 loại thị trường:

Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình là người mua còn doanh nghiệp là người bán. Hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất.

Trên thị trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình là người bán còn doanh nghiệp là người mua. Trên các thị trường này, hộ gia đình cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp sử dụng vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Sơ đồ dòng chu chuyển cho thấy một cách đơn giản cách tổ chức các hoạt động kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế (Hình 1.3).

Đường mũi tên bên trong của sơ đồ tượng trưng cho dòng hàng hóa và dịch vụ giữa hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia đình sẽ bán sức lao động, cho thuê mướn đất đai và nhà xưởng cho doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất này sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy dòng các yếu tố sản xuất đi từ hộ gia đình đến doanh nghiệp, còn dòng hàng hóa và dịch vụ đi từ doanh nghiệp đến hộ gia đình.

Đường mũi tên bên ngoài sơ đồ, tượng trưng cho dòng tiền tương ứng. Hộ gia đình tiêu tiền để mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng doanh thu nhờ bán hàng hóa để trả cho các yếu tố sản xuất như trả lương công nhân, tiền thuê nhà xưởng, tiền trả lãi, phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. Vì vậy dòng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ đi từ hộ gia đình đến doanh nghiệp, còn thu nhập dưới hình thức lương, tiền cho thuê, tiền lãi thì đi từ doanh nghiệp đến hộ gia đình.

Sơ đồ này là một mô hình đơn giản của nền kinh tế. Nó bỏ qua các chi tiết khác đáng kể vì những mục đích riêng. Một sơ đồ chu chuyển phức tạp và thực tế hơn sẽ bao gồm vai trò của chính phủ và ngoại thương. Tuy nhiên, những chi tiết này hết sức khó khăn cho những hiểu biết căn bản về nền kinh tế được tổ chức như thế nào. Bởi vì chính sự đơn giản của nó, sơ đồ dòng chu chuyển này hữu ích dễ nhớ khi suy nghĩ về làm cách nào để những bộ phận cấu thành nền kinh tế phù hợp với nhau.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

  • Tham khảo thêm

  • doc Bài 1: Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
  • doc Bài 2: Ba vấn đề cơ bản và đường giới hạn khả năng sản xuất
(9) 268 lượt xem Share Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết TẢI VỀ XEM ONLINE Đại học Kinh Tế Học Môn Kinh tế vi mô

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Đối tượng và lớp (class) trong Java
  • Lịch sử và tổng quan về ngôn ngữ Java
  • Chương trình Java đầu tiên Hello World
  • Cài đặt môi trường và thiết lập Path trong Java
  • Cú pháp Java cơ bản
  • Giới thiệu JDK, JRE và JVM trong Java
  • Các kiểu biến trong Java
  • Kiểu dữ liệu trong Java
  • Toán tử trong Java
  • Các loại vòng lặp trong Java
Kinh tế vi mô

Chương 1: Những Vấn Đề Cơ Bản Về Kinh Tế Học

  • 1 Bài 1: Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
  • 2 Bài 2: Ba vấn đề cơ bản và đường giới hạn khả năng sản xuất
  • 3 Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế

Chương 2: Cầu, Cung Và Giá Thị Trường

  • 1 Bài 1: Thị trường
  • 2 Bài 2: Cầu thị trường
  • 3 Bài 3: Cung thị trường
  • 4 Bài 4: Thị trường cân bằng
  • 5 Bài 5: Sự co giãn của cầu cung
  • 6 Bài 6: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường

Chương 3: Lý Thuyết Lựa Chọn Của Người Tiêu Dùng

  • 1 Bài 1: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng
  • 2 Bài 2: Phân tích tiêu dùng bằng hình học

Chương 4: Lý Thuyết Về Sản Xuất Và Chi Phí

  • 1 Bài 1: Lý thuyết về sản xuất
  • 2 Bài 2: Nguyên tắc sản xuất
  • 3 Bài 3: Lý thuyết về chi phí sản xuất
  • 4 Bài 4: Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
  • 5 Bài 5: Chi phí sản xuất trong dài hạn

Chương 5: Thị Trường Cạnh Tranh Hoàn Toàn

  • 1 Bài 1: Một số vấn đề cơ bản
  • 2 Bài 2: Phân tích trong nhất thời
  • 3 Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn
  • 4 Bài 4: Phân tích trong dài hạn
  • 5 Bài 5: Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường

Chương 6: Thị Trường Độc Quyền Hoàn Toàn

  • 1 Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền hoàn toàn
  • 2 Bài 2: Phân tích trong ngắn hạn
  • 3 Bài 3: Phân tích trong dài hạn
  • 4 Bài 4: Chiến lược phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền
  • 5 Bài 5: Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với doanh nghiệp độc quyền

Chương 7: Thị Trường Cạnh Tranh Không Hoàn Toàn

  • 1 Bài 1: Thị trường cạnh tranh độc quyền
  • 2 Bài 2: Thị trường độc quyền nhóm

Chương 8: Thị Trường Các Yếu Tố Sản Xuất

  • 1 Bài 1: Thị trường lao động
  • 2 Bài 2: Thị trường vốn và đất đai

Đề thi kết thúc môn Kinh tế Vi mô

  • 1 Bài tập tự luận Kinh tế vi mô
  • 2 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô
  • 3 Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô
  • 4 Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô
  • 5 Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
  • 6 Bài tập Hệ số co giãn cầu theo giá

Tài liệu tham khảo

  • 1 Giáo trình Kinh tế vi mô
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Số đồ Chu Chuyển Kinh Tế Vĩ Mô