Bài 30. Nguyên Sinh Vật - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Lớp 6
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- CHƯƠNG VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
Chủ đề
- Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
- Bài 26. Khóa lưỡng phân
- Bài 27. Vi khuẩn
- Bài 28. Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- Bài 29. Virus
- Bài 30. Nguyên sinh vật
- Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
- Bài 32. Nấm
- Bài 33. Thực hành: Quan sát các loại nấm
- Bài 34. Thực vật
- Bài 35. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Bài 36. Động vật
- Bài 37. Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
- Bài 38. Đa dạng sinh học
- Bài 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Lý thuyết
- Trắc nghiệm
- Giải bài tập SGK
- Hỏi đáp
- Đóng góp lý thuyết
Quan sát bề mặt ao, hồ chúng ta thường thấy có một lớp váng màu xanh, đỏ hoặc vàng. Lớp váng đó có chứa rất nhiều nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì? |
I. Đa dạng nguyên sinh vật
- Khi quan sát một giọt nước ao, hồ, cống, rãnh bằng kính hiển vi sẽ thấy rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau, trong đó có nguyên sinh vật.
- Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
Tảo lục đơn bào có hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều lục lạp. Sống ở ao, hồ và những nơi ẩm thấp. | Trùng roi có cơ thể hình thoi, một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. | Trùng sốt rét sống bắt buộc trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen và trong máu của người. |
Tảo silic cơ thể đơn bào với nhiều hình dạng khác nhau, sống đơn độc hay thành tập đoàn. Chúng có thành tế bào và vách ngăn ở giữa. | Trùng giày cơ thể đơn bào có hình dạng giống đế giày. Chúng di chuyển nhờ lông bơi. Sống ở mặt nước cống rãnh,... | Trùng biến hình cơ thể đơn bào luôn thay đổi hình dạng. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. |
II. Vai trò của nguyên sinh vật
1. Vai trò trong tự nhiên
Tảo có chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp nên chúng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước. | |
Nguyên sinh vật là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn như tôm, cua, cá,... | |
Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật. Ví dụ: nguyên sinh vật sống trong ruột mối có khả năng phân giải cenlulose thành đường để nuôi sống cả hai. |
2. Vai trò đối với con người
Thực phẩm chức năng từ tảo xoắn Spirulina. | Rong nho làm thức ăn. |
Bột agar (chất tạo thạch) chế biến từ tảo dùng trong chế biến. | Nguyên sinh vật xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước. |
❓ Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết.
❗ Trong môi trường nước thải giàu chất dinh dưỡng, tảo sinh trưởng rất nhanh tạo ra số lượng lớn cá thể làm biến đổi màu nước cả một vùng (nước chuyển thành màu xanh, đỏ hoặc vàng,... tùy từng loại tảo), được gọi là hiện tượng "tảo nở hoa". Sự gia tăng đột biến số lượng tảo làm kìm hãm sự phát triển, thậm chí gây chết hàng loạt cá, tôm và các sinh vật thủy sinh khác do nhiều loại tảo tiết chất độc vào nước.
❗ Ở biển, hiện tượng "tảo nở hoa" còn được gọi là "thủy triều đỏ", có hậu quả nghiêm trọng do gây chết các sinh vật và làm ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng. Nó không chỉ làm chết hàng loạt các sinh vật biểm mà còn gây độc cho cả con người khi ăn phải các loại trai, sò,... nhiễm độc.
III. Một số bệnh do nguyên sinh vật
1. Bệnh sốt rét
- Bệnh sốt rét do trùng sốt rét Plasmodium gây ra, truyền qua đường máu, qua vật truyền bệnh trung gian là muỗi Anophen (muỗi vằn).
Con đường truyền bệnh sốt rét
- Biểu hiện của bệnh sốt rét: rét run, sốt và đổ mồ hôi.
2. Bệnh kiết lị
- Do nguyên sinh vật là amip lị Entamoeba gây ra.
- Người bị bệnh kiết lị có các biểu hiện: đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói,...
1. Nguyên sinh vật có hình dạng đa dạng và hầu hết chúng là những sinh vật đơn bào, nhân thực và có kích thước hiển vi.
2. Nhiều loài nguyên sinh vật có lợi nhưng cũng không ít loài gây bệnh nguy hiểm cho con người.
3. Để phòng tránh các bệnh do nguyên sinh vật cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường.
- Lý thuyết
- Trắc nghiệm
- Giải bài tập SGK
- Hỏi đáp
- Đóng góp lý thuyết
Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 6 (Cánh Diều)
- Toán lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Ngữ văn lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Ngữ văn lớp 6 (Cánh Diều)
- Ngữ văn lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 6 (i-Learn Smart World)
- Tiếng Anh lớp 6 (Global Success)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Cánh diều)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Cánh diều)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Cánh diều)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 6 (Cánh Diều)
- Toán lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Ngữ văn lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Ngữ văn lớp 6 (Cánh Diều)
- Ngữ văn lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 6 (i-Learn Smart World)
- Tiếng Anh lớp 6 (Global Success)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Cánh diều)
- Khoa học tự nhiên lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Cánh diều)
- Lịch sử và địa lý lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Cánh diều)
- Giáo dục công dân lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Đóng góp
Lưu lại Lớp học Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Bộ sách Chương trình cũ Hỗ trợ học sinh học sách Cánh Diều Hỗ trợ học sinh học sách Kết nối tri thức với cuộc sống Hỗ trợ học sinh học sách Chân trời sáng tạo Explore English Global Success Friends Plus I-learn Smart World Chủ đề cha Đang tải dữ liệu... Lọc câu hỏi Đang tải dữ liệu... Nội dungTừ khóa » đa Số Nguyên Sinh Vật Là Những Cơ Thể
-
BÀI 27: Nguyên Sinh Vật - Hoc24
-
Sinh Vật Nguyên Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Vật Nguyên Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 15 đa Số Nguyên Sinh Vật Là Những Cơ Thể Gì - MarvelVietnam
-
Nguyên Sinh Vật KHTN 6 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
-
Bài 27: Nguyên Sinh Vật - VOH
-
Trắc Nghiệm Khoa Học Tự Nhiên 6 Bài 30 (có đáp án): Nguyên Sinh Vật
-
Vi Sinh Vật Là Gì? Hệ Sinh Thái Vi Sinh, Cổ Khuẩn, Vi Khuẩn ... - VINALAB
-
Khoa Học Tự Nhiên Lớp 6 - 01. Nguyên Sinh Vật
-
Bài 30: Nguyên Sinh Vật - KHTN Lớp 6 [Kết Nối Tri Thức]
-
Nguyên Sinh Vật Là Gì Lớp 6? - Toploigiai
-
Nguyên Sinh Vật KHTN 6 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống - SoanVan.NET
-
KHTN 6 Kết Nối Tri Thức - Nguyên Sinh Vật
-
Phương Pháp Tiếp Cận Với Nhiễm Ký Sinh Trùng - MSD Manuals