BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tiếp theo)
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ:
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
+ Hình thành loài bằng cách li tập tính:
- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể à loài mới.
- Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
+ Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.
- Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.
-Ví dụ sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái của các quần thể thực vật sống ở sông Vônga
2. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội:
- Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.
Ví dụ chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.
Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n à hợp tử 4n à cây 4n
Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn à loài mới. (loài tứ bội 4n)
Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n à cây 3n (bất thụ).
Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. (2 loài khác nhau)
3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:
- Hình thành loài mới trong cùng 1 khu vực địa lí do sai khác NST à cách li sinh sản à loài mới
- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ à loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.
Ví dụ Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.
Ví dụ Sự hình thành lúa mì hiện đại nhờ quá trình lai xa và đa bội hoá
- Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật (vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ờ động vật vì:
+ Hệ thần kinh của động vật phát triển.
+ Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.
+ Đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.
BÀI TẬP :
Câu 1. Phân biệt nòi địa lý, nòi sinh thái, nòi sinh học.
- Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trog một khu vực xác định. Hai nòi địa lí khác nhau có khu phân bố riêng biệt.
- Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
- Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
Câu 2. Phân tích vai trò của điều kiện địa lí, cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua một ví dụ cụ thể.
- Vai trò của điều kiện địa lí không chỉ làm cho các loài bị cách li nhau mà còn quy định các hướng chọn lọc cụ thể.
- Cách li địa lí do những vật cản địa lí như: sông, núi, đất liền... làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
- Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, chọn lọc tự nhiên với vai trò tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau,dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới.
Câu 3. Nêu đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, cho ví dụ minh hoạ. Vì sao phương thức này thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di chuyển xa?
- Phương thức này thường gặp ở thực vật và động vật ít di động.
- Các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau đưa đến sự hình thành loài mới.
- Theo nghĩa hẹp, loài mới được hình thành từ một nòi sinh thái ngay trong khu phân bố của loài gốc.
- Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.
- Phương thức này thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển vì chỉ có những loài ít hoặc không di chuyển khi sống trong cùng khu phân bố mới có thể tạo ra sự cách li nhất định về mặt địa lí. Cách li địa lí một thời gian dài thì sẽ kéo theo cách li sinh sản và dẫn đến hình thành loài mới.
- Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có nhiều khả năng phát tán khác nhau tới các vùng địa lí. Ví dụ: phát tán nhờ gió, nhờ côn trùng, động vật …
Câu 4. Nêu các cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn. Vì sao hình thành loài bằng đa bội hoá hay gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật?
- Đa bội khác nguồn: cơ thể đa bội mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau
- Đa bội cùng nguồn: tăng theo bội số của bộ NST n của cùng một loài (3n, 4n, 5n…)
- Cấu trúc lại bộ NST: bằng các đột biến cấu trúc NST như đảo đoạn, chuyển đoạn là thay đổi chức năng của gen trong nhóm liên kết mới.
- Đa bội hóa thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật: vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.
Câu 5. Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hoá, các cơ chế cách li đối với quá trình này.
- Thực chất của quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Vai trò của các nhân tố tiến hóa:
- Các quá trình đột biến và giao phối cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
- Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di – nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới.
- Quá trình CLTN là nhân tố định hướng sự hình thành loài, quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ hợp alen, đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
- Vai trò của các cơ chế cách li là thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là tạo ra loài mới.
Bài 6: Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu quần thể cuối cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ. Các kiểu cách li có thể là cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sau hợp tử.
Bài 7: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52?
Loài cây bông này có lẽ đã được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa hội hoá.
Bài 8: Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá?
Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ).
Bài 9: Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
Cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài cây, ngay cả các cây hoang dại vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trồng mới.
Bài 10: Hãy chọn câu đúng nhất.
Từ quần thế cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới, vì sao?
A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Đáp án đúng: C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
Bài viết gợi ý:
1. BÀI 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
2. Bài 27 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI (tiếp theo )
3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
4. BÀI 28: LOÀI
5. BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
6. BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (tiếp theo )
7. BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN ( tiếp theo )
Từ khóa » Nòi Sinh Thái
-
Nòi Sinh Thái Là:Nhóm Quần Thể Phân Bố Trong Một Khu Vực địa Lí Xác ...
-
Phân Biệt Nòi địa Lí, Nòi Sinh Thái, Nòi Sinh Học
-
Nòi Sinh Thái Là Gì? - Dang Tung - HOC247
-
Khi Nói Về Nòi Sinh Thái, điều Nào Sau đây Không đúng? A. Trong ...
-
Loài , Các Cơ Chế Cách Li Và Quá Trình Hình Thành Loài
-
Câu 4 Trang 167 Sinh Học 12 Nâng Cao: Nòi địa Lí Là Nhóm Quần Thể ...
-
Bài 40: Loài Sinh Học Và Các Cơ Chế Cách Li (Nâng Cao)
-
Loài Sinh Học Và Các Cơ Chế Cách Li - Baitap123
-
Phát Biểu Nào Dưới đây Là Không đúng Nòi Sinh Thái Là N
-
Lý Thuyết Loài Và Các Cơ Chế Cách Li Sinh Sản Của Loài Sinh 12
-
Khi Nói Về Nòi Sinh Thái, Phát Biểu Nào Sau đây Sai? - OnLuyen365
-
Phân Biệt Nòi địa Lí, Nòi Sinh Thái, Nòi Sinh Học
-
Nhóm Quần Thể Kí Sinh Trên Loài Vật Chủ, Hoặc Trên Những Phần Khác ...