Bài 31: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học - VOH
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học môn Hóa 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.
- Lý thuyết
- Bài tập
Table of Contents
- I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- 1. Ô nguyên tố
- 2. Chu kỳ
- 3. Nhóm
- III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- V. Bài tập luyện tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của trường Nguyễn Khuyến
- 1. Trắc nghiệm
- 2. Tự luận
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
Ví dụ:
Ô nguyên tố cho biết:
- Số hiệu nguyên tử
- Kí hiệu hoá học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối của nguyên tố
Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân nguyên tử = số electron trong vỏ nguyên tử
2. Chu kỳ
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ, trong đó các chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là chu kỳ nhỏ, các chu kỳ 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kỳ lớn.
- Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron.
Ví dụ: dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy
- Chu kì 1 có 2 nguyên tố H và He có 1 lớp electron trong nguyên tử. Điên tích hạt nhân tăng từ 1+ (H) đến 2+ (He)
- Chu kỳ 2 có 8 nguyên tố từ Li đến Ne, điện tích hạt nhân tăng dần từ 3+(Li) đến 10+(Ne); Số lớp electron trong nguyên tử các nguyên tố là 2.
Nguyên tử Li (chu kỳ 2) có 2 lớp electron
Nguyên tử N (chu kỳ 2) có 2 lớp electron
- Chu kỳ 3: có 8 nguyên tố từ Na đến Ar, điện tích hạt nhân tăng dần từ 11+ (Na) đến 18+ (Ar); Số lớp electron trong nguyên tử các nguyên tố là 3.
Nguyên tử Na (chu kì 3) có 3 lớp electron
Nguyên tử Cl (chu kì 3) có 3 lớp electron
3. Nhóm
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành 1 cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Ví dụ: Quan sát bảng tuần hoàn, ta thấy
Nhóm I:
- Gồm các nguyên tố kim loại mạnh, nguyên tử của chúng đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
- Điện tích hạt nhân tăng từ 3+ (Li) đến 87+ (Fr)
Nguyên tử Li (nhóm I) có 1 electron lớp ngoài cùng
Nguyên tử Na (nhóm I) có 1 electron lớp ngoài cùng
Nhóm VII:
- Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động. Nguyên tử của chúng đều có 7 electron lớp ngoài cùng.
- Điện tích hạt nhân tăng từ 9+ (F) đến 85+ (At)
Nguyên tử F (nhóm VII) có 7 electron lớp ngoài cùng
Nguyên tử Clo (nhóm VII) có 7 electron lớp ngoài cùng
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
(Học sinh tự đọc sách giáo khoa mục III trang 98)
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
(Học sinh tự đọc sách giáo khoa mục IV trang 99)
V. Bài tập luyện tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của trường Nguyễn Khuyến
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố A có 2 lớp electron và 4 electron lớp ngoài cùng. Vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm II
B. chu kì 2 nhóm IV
C. chu kì 2 nhóm II
D. chu kì 4 nhóm IV
ĐÁP ÁNB
Câu 2: Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử là 15, trong bảng tuần hoàn R ở chu kì 3, nhóm 5. Nguyên tử của nguyên tố R có
A. Điện tích hạt nhân là 15, 3 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng.
B. Điện tích hạt nhân là 15 – 3 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng.
C. Điện tích hạt nhân là 15+, có 5 lớp electron và 3 electron lớp ngoài cùng.
D. Điện tích hạt nhân là 15+, có 3 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng.
ĐÁP ÁND
Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là
A. Be, K, Ca, Mg
B. K, Ca, Mg, Be
C. Be, Mg, Ca, K
D. Mg, Be, Ca, K
ĐÁP ÁNC
Câu 4: Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim là
A. F, Cl, Br, I
B. I, Br, Cl, F
C. Cl, Br, F, I
D. I, Cl, F, Br
ĐÁP ÁNA
Câu 5: Chọn phát biểu KHÔNG đúng
A. Trong 1 chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
B. Trong 1 chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8.
C. Trong 1 nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
D. Trong 1 nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
ĐÁP ÁND
Câu 6: Nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 3 có
A. 3 lớp electron
B. 3 electron
C. 3 electron lớp ngoài cùng
D. 3 lớp electron ngoài cùng
ĐÁP ÁNA
Câu 7: Nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất?
A. Cs
B. Na
C. K
D. Mg
ĐÁP ÁNA
Câu 8: Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. S
B. O
C. F
D. Cl
ĐÁP ÁNC
Câu 9: Cho sơ đồ phân bố electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt như sau
a. Những nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì là
A. X, Y, Z
B. Y, Z, T
C. X, Y, T
D. X, Z, T
ĐÁP ÁNB
b. Những nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm là
A. X, Y
B. Y, Z
C. Z, T
D. T, X
ĐÁP ÁND
2. Tự luận
Câu 1: Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 12. Cho biết tính chất của nguyên tố này và so sánh với các nguyên tố trước và sau trong 1 chu kì, trên và dưới trong cùng 1 nhóm.
ĐÁP ÁN- Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố (xem lại lí thuyết phần IV.1)
- So sánh với 2 nguyên tố trong cùng 1 chu kì: thì Mg là kim loại hoạt động hoá học yếu hơn Na nhưng mạnh hơn Al.
- So sánh với 2 nguyên tố trong cùng 1 nhóm: Mg là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Be nhưng yếu hơn Ca.
Câu 2: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều
- Tăng dần tính phi kim C, Si, N, O. Giải thích.
- Giảm dần tính kim loại Al, K, Ca, Mg. Giải thích.
(HS dựa vào sách giáo khoa mục III trang 98 để giải thích)
a. Chiều tăng dần tính phi kim: Si, C, N, O
Giải thích:
- Dựa vào sự biến đổi theo chu kì (Si, C) – Lí thuyết phần III. 1
- Dựa vào sự biến đổi theo nhóm (C, N, O) – Lí thuyết phần III.1
b. Chiều giảm dần tính kim loại: K, Ca, Mg, Al
Giải thích:
- Dựa vào sự biến đổi theo chu kì (Mg, Al),(K, Ca) –Lí thuyết phần III. 1
- Dựa vào sự biến đổi theo nhóm (Ca, Mg) – Lí thuyết phần III.1
Câu 3: Nguyên tố R tạo hợp chất với oxit có công thức chung là R2O5 trong đó R chiếm 43,66% về khối lượng.
- Hãy xác định tên nguyên tố R.
- Dựa vào bảng tuần hoàn hãy xác định vị trí của R, từ đó dự đoán cấu tạo nguyên tử của nguyên tố R.
- So sánh tính chất của R với các nguyên tố ngay trước và sau R trong 1 chu kì.
- Hoà tan m (gam) oxit này vào nước thu được 200ml dung dịch axit.Trung hoà lượng axit này cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1M để tạo muối trung hoà. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch axit và giá trị m.
a.
→ MR = 31 (Photpho).
Công thức của oxit là P2O5
b, c. Hs tự làm
d.
- Viết 2 phương trình hoá học.
- Tính số mol NaOH dựa vào công thức n = CM *VddNaOH
- Dựa vào 2 phương trình hoá học tìm số mol H3PO4 (0,1 mol) và số mol P2O5 (0,05 mol)
- Tính nồng độ mol của dung dịch H3PO4 (0,5M) dựa vào công thức CM = n/Vddaxit
- Tính giá trị m (7,1 gam) dựa vào công thức m = n.M
Người soạn: Nguyễn Thuỵ Bảo Ngân
Đơn vị công tác: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến – Bình Dương
Table of Contents
- I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- 1. Ô nguyên tố
- 2. Chu kỳ
- 3. Nhóm
- III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- V. Bài tập luyện tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của trường Nguyễn Khuyến
- 1. Trắc nghiệm
- 2. Tự luận
Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa
Bài 30: Silic. Công nghiệp SilicatBài 32: Luyện Tập Chương 3: Phi Kim – Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa HọcGiải Bài tập Sách giáo khoa- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 1 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 2 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 3 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 4 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 5 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 6 trang 101
- Giải bài tập SGK Hóa 9 bài 7 trang 101
Cổng thông tin chia sẻ nội dung giáo dục miễn phí dành cho người Việt
Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Giấy phép: số 114/GP-TTĐT cấp ngày 08/04/2020 © Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Giám đốc: Lê Công ĐồngQuảng cáo - Tài trợ | Đối tác | Tòa soạn© Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Từ khóa » Chu Kì Là Gì Hóa 9
-
Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
-
Chu Kì Là Gì? Cách Xác định Số Thứ Tự Chu Kì Trong Bảng Tuần Hoàn
-
Chu Kỳ (bảng Tuần Hoàn) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học
-
Lý Thuyết Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
-
Hoá Học 9 Bài 31: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
-
Bài 31. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học | Giải Hóa 9
-
Hóa Học 9 Bài 31: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
-
Lý Thuyết Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học (mới ...
-
Giải Bài 31 Hóa Học 9: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố ...
-
Tổng Hợp Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học 8 9 10 MỚI NHẤT
-
Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học MÔN HÓA Lớp 9
-
Sơ Lược Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học: Cách Sắp Xếp, Cấu ...
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học - Null - ICAN