Bài 31. Tập Tính Của động Vật - Sinh Học - Củng Cố Kiến Thức

I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

1. Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

$ \rightarrow$ Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

2. Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

$ \rightarrow$ Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

- Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh.

$ \rightarrow$ Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

- Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Từ khóa » Sự Hình Thành Tập Tính Học Tập Là Sự Tạo Lập Chuỗi Các Phản Xạ