Bài 34. Luyện Tập: Oxi Và Lưu Huỳnh - Hóa Học - Củng Cố Kiến Thức

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH

1. Cấu hình electron của nguyên tử

- $O \,(Z=8): \,[He]\,\,2{s^2}\,\,2{p^4}$

- $S \,(Z=16): \,[Ne]\,\,3{s^2}\,\,3{p^4}$

2. Độ âm điện

- Độ âm điện $O=3,44 \,>\, S=2,58$

3. Tính chất hóa học

a) Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh: $O\,>\,S$

- Oxi oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim, nhiều hợp chất.

- Lưu huỳnh oxi hóa nhiều kim loại, một số phi kim.

b) Khác với oxi, lưu huỳnh còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như $O$, $F$.

II. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

1. Hiđro sunfua $H_2S$

- Dung dịch $H_2S$ trong nước có tính axit yếu (axit sunfuhiđric).

- $H_2S$ có tính khử mạnh, khi tham gia phản ứng nó có thể bị oxi hóa thành $\mathop {S}\limits_{}^{0}$ hoặc $\mathop {S}\limits_{}^{+4}{O_2}\,$...

$2\,H_2S \,\,+\,\, O_2 \,\, {\overset{t^{\,o}}{\longrightarrow}} \,\, 2\,S \,\,+\,\, 2\,H_2O$

$2\,H_2S \,\,+\,\, 3\,O_2 \,\, {\overset{t^{\,o}}{\longrightarrow}} \,\, 2\,SO_2 \,\,+\,\, 2\,H_2O$

2. Lưu huỳnh đioxit $SO_2$

- $SO_2$ là oxit axit, tác dụng với $H_2O$ tạo thành dung dịch axit sunfurơ $H_2SO_3$.

- $SO_2$ có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn.

- $SO_2$ có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn.

3. Lưu huỳnh trioxit $SO_3$ và axit sunfuric $H_2SO_4$

- $SO_3$ là oxit axit, tác dụng với $H_2O$ tạo thành dung dịch axit sunfuric.

- $H_2SO_4$ loãng có tính chất chung của axit (làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại trước $H_2\,$, tác dụng với muối, tác dụng với oxit bazơ và bazơ).

- $H_2SO_4$ đặc có tính háo nước và tính oxi hóa mạnh, tính axit.

Từ khóa » Nguyên Tử Oxi Có độ âm điện Lớn Hơn Mọi Nguyên Tố Khác