Bài 34 Trang 70 SBT Toán 9 Tập 1
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ
»Lớp 9 »
Môn Toán »
SBT Toán 9 tập 1 - Phần Đại Số »
Ôn tập chương 2 - Hàm số bậc nhất
Bài 34 trang 70 SBT toán 9 tập 1Đề bài
Cho đường thẳng \(y = \left( {1 - 4m} \right)x + m - 2\) (d)
a) Với giá trị nào của \(m\) thì đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ?
b) Với giá trị nào của \(m\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn? Góc tù?
c) Tìm giá trị của \(m\) để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có tung độ bằng \(\dfrac{3}{2}\).
d) Tìm giá trị của \(m\) để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\).
Lời giải
a) Đồ thị hàm số bậc nhất \(y = \left( {1 - 4m} \right)x + m - 2\) đi qua gốc tọa độ khi \(1 - 4m \ne 0\) và \(m – 2 = 0\)
Ta có:\(\eqalign{& 1 - 4m \ne 0 \Leftrightarrow m \ne {1 \over 4} \cr & m - 2 = 0 \Leftrightarrow m = 2 \cr} \) Vậy với \(m = 2\) thì (d) đi qua gốc tọa độ.
b) Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn khi hệ số góc của đường thẳng là số dương.Ta có: \(1 - 4m > 0 \Leftrightarrow m < \dfrac{1}{4}\)Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù khi hệ số góc của đường thẳng là số âm.Ta có: \(1 - 4m < 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{1}{4}\)Vậy với \(m < \dfrac{1}{4}\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn, với \(m > \dfrac{1}{4}\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù.
c) Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng khi \(\dfrac{3}{2}\):\(m - 2 = \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow m = \dfrac{3}{2} + 2 \Leftrightarrow m = \dfrac{7}{2}\)Vậy với \(m = \dfrac{7}{2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(\dfrac{3}{2}\)
d) Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\) nên ta có:\(\eqalign{& 0 = \left( {1 - 4m} \right).{1 \over 2} + m - 2 \cr & \Leftrightarrow {1 \over 2} - 2m + m - 2 = 0 \cr & \Leftrightarrow m = - {3 \over 2} \cr} \) Vậy với \(m = - \dfrac{3}{2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\).
Quote Of The Day
“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”
Câu hỏi liên quan- Bài 30 trang 69 SBT toán 9 tập 1
- Bài 31 trang 69 SBT toán 9 tập 1
- Bài 32 trang 70 SBT toán 9 tập 1
- Bài 33 trang 70 SBT toán 9 tập 1
- Bài 34 trang 70 SBT toán 9 tập 1
- Bài 35 trang 70 SBT toán 9 tập 1
- Bài 36 trang 70 SBT toán 9 tập 1
- Bài 37 trang 71 SBT toán 9 tập 1
- Bài 38 trang 71 SBT toán 9 tập 1
- Bài 1. Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
- Bài 2. Hàm số bậc nhất
- Bài 3. Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0)
- Bài 4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
- Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
- Ôn tập chương 2 - Hàm số bậc nhất
Từ khóa » D Tạo Với Trục Ox Một Góc Nhọn
-
2 Với Giá Trị Nào Của M Thì đường Thẳng Tạo Với Trục Ox 1 Góc Nhọn ...
-
Với Giá Trị Nào Của M Thì đường Thẳng (d) đi Qua Gốc
-
Bài 34 Trang 70 SBT Toán 9 Tập 1
-
Tìm điều Kiện Của Tham Số để đồ Thị Hàm Số Tạo Với Trục Ox Một Góc ...
-
Góc Tạo Bởi đường Thẳng Nào Sau đây Với Trục (Ox) Là Nhỏ Nhất?
-
Bài 34 Trang 70 SBT Toán 9 Tập 1
-
Y=amx 3-m-x Tạo Với Ox Một Góc Nhọn - Olm
-
Đường Thẳng Y = (a - 1)x + 6 Tạo Với Trục Hoành Một Góc Tù. Khẳng ...
-
Đường Thẳng Y=(4–m)x+3 Tạo Với Trục Ox Một Góc Nhọn Khi - Khóa Học
-
TÌM M ĐỂ ĐƯỜNG THẲNG TẠO VỚI TRỤC HOÀNH OX MỘT GÓC ...
-
Góc Tạo Bởi đường Thẳng Nào Sau đây Với Trục Ox Là Nhỏ Nhất?
-
Đường Thẳng Y = (4 Mx 3 Tạo Với Trục Ox Một Góc Nhọn Khi)
-
Viết Phương Trình đường Thẳng D Biết D Tạo Với Trục Ox Một Góc Bằng ...
-
Trắc Nghiệm Bài 5 (có đáp án): Hệ Số Góc Của đường Thẳng Y = Ax + B