Bài 35: Ếch đồng - VOH

Picture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiPicture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiDanh sách mônToán 7Ngữ Văn 7Vật Lý 7Khoa Học Tự Nhiên 7Sinh Học 7Tiếng Anh 7SGK Sinh Học 7»Ngành Động Vật Có Xương Sống»Bài 35: Ếch đồngBài 35: Ếch đồng

Lý thuyết ếch đồng Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Table of Contents

  • I. Nội dung 1: đời sống
  • II. Nội dung 2: cấu tạo ngoài và di chuyển
    • 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài ếch đồng
    • 2. Kiểu di chuyển của ếch đồng
  • III. Nội dung 3. sinh sản và phát triển
  • IV. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông
    • 1. Câu hỏi tự luận
    • 2. Câu hỏi trắc nghiệm

I. Nội dung 1: đời sống

bai-35-ech-dong-1

II. Nội dung 2: cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài ếch đồng

Ếch đồng có đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Môi trường thích nghi

Ý nghĩa

Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

Ở nước

Giảm sức cản của nước khi bơi.

Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi vừa thở).

Ở cạn

Khi bơi vừa thở vừa quan sát.

Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thẩm khí.

Ở nước

Giúp hô hấp trên cạn.

Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

Ở cạn

Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt.

Ở cạn

Thuận lợi cho việc di chuyển

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.

Ở nước

Tạo thành chân bơi để đẩy nước.

2. Kiểu di chuyển của ếch đồng

Kiểu di chuyển

Phương thức

Bơi

Dùng màng bơi ở chi sau.

Nhảy

Nhờ các chi dạng năm phần có ngón chia đốt linh hoạt.

III. Nội dung 3. sinh sản và phát triển

  • Sinh sản vào cuối mùa xuân.
  • Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
  • Tập tính sinh sản: ếch đực “kêu gọi” ếch cái để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng. Ếch đực ôm ngang ếch cái.
  • Trứng → nòng nọc → ếch (phát triển qua biến thái hoàn).
bai-35-ech-dong-2
Sự phát triển qua biến thái ở ếch

IV. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Vì sao ếch có hiện tượng trú đông?

Hướng dẫn trả lời:

Ếch là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên nhiệt độ cơ thể ếch cũng thấp, điều này khiến tế bào và các mô trong cơ thể có khả năng bị tổn thương, hoặc chết, các quá trình sinh lí cũng bị ảnh hưởng hoặc ngừng trệ, nên ếch trú đông để giữ ấm và bảo vệ cơ thể.

Câu 2: Vì sao người dân thường đi soi ếch hoặc bắt ếch vào ban đêm?

Hướng dẫn trả lời:

- Ếch thường đi kiếm mồi vào ban đêm.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của hiện tượng ghép đôi đẻ trứng của ếch đồng.

Hướng dẫn trả lời:

- Nâng cao hiệu suất thụ tinh.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống trên cạn là

  1. đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
  2. da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thẩm khí.
  3. các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
  4. mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi vừa thở).

Câu 2. Đặc điểm chi sau có màng bơi căng giữa các ngón có ý nghĩa thích nghi là

  1. giảm sức cản của nước khi bơi.
  2. khi bơi vừa thở vừa quan sát.
  3. tạo thành chân bơi để đẩy nước.
  4. giúp hô hấp trên cạn.

Câu 3. Tập tính của ếch đồng là

  1. bắt sâu bọ vào ban đêm.
  2. bắt sâu bọ vào ban ngày .
  3. đẻ trứng trên cạn.
  4. sống hoàn toàn trên cạn.

Câu 4. Nhóm động vật thuộc lớp Lưỡng cư là

  1. ếch đồng, châu chấu.
  2. ếch đồng, nhái bén.
  3. cào cào, chuồn chuồn.
  4. ve sầu, cóc nhà.

Câu 5. Ếch đồng hô hấp qua

  1. màng cơ thể.
  2. da.
  3. da và phổi.
  4. phổi.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: D

Đáp án A, B, C là đặc điểm thích nghi của ếch đồng với đời sống ở nước.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: C: chi sau có màng bơi căng giữa các ngón giúp ếch tạo thành chân bơi để đẩy nước.

Đáp án A là ý nghĩa thích nghi của đặc điểm đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

Đáp án B là ý nghĩa thích nghi của đặc điểm mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi vừa thở).

Đáp án D là ý nghĩa thích nghi của đặc điểm da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thẩm khí.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: A: thời gian bắt mồi của ếch là ban đêm.

Đáp án B: bắt sâu bọ vào ban ngày là sai.

Đáp án C: ếch đồng đẻ trứng ở dưới nước, không phải trên cạn.

Đáp án D: ếch đồng sống ở môi trường vừa nước vừa cạn, không phải sống hoàn toàn trên cạn.

Câu 4: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: B: ếch đồng và nhái bén là các loài thuộc lớp Lưỡng cư.

Đáp án A sai vì có châu chấu thuộc lớp Sâu bọ.

Đáp án C sai vì có cào cào, chuồn chuồn đều thuộc lớp Sâu bọ.

Đáp án D sai vì có ve sầu thuộc lớp Sâu bọ.

Câu 5: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: C: ếch đồng hô hấp qua da và phổi.

Đáp án A, B, D sai.

Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cưGiải Bài tập Sách giáo khoa
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 3 Trang 115
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 2 Trang 115
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 1 Trang 115
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 4 Trang 115

Cổng thông tin chia sẻ nội dung giáo dục miễn phí dành cho người Việt

Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Picture of the author Giấy phép: số 114/GP-TTĐT cấp ngày 08/04/2020 © Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Giám đốc: Lê Công ĐồngQuảng cáo - Tài trợ | Đối tác | Tòa soạn© Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.

Từ khóa » đặc điểm Của ếch đồng Thích Nghi