Bài 35. Hoocmôn Thực Vật - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
I. KHÁI NIỆM
- Định nghĩa: Hoocmôn thực vậ (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
- Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng tác dụng ở một nơi khác trong cây, được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
- Hoocmôn thực vật gồm 2 nhóm: hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế
II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH
1. Auxin
- Nơi sản sinh: Đỉnh của thân và cành. Phân bố nhiều ở chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, tầng phân sinh bên, nhị hóa
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của tế bào.
+ Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào quá trình hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v.
- Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật,...
2. Gibêrelin (GA)
- Nơi sản sinh: Ở lá và rễ. Phân bố nhiều ở thân, chồi, cành, củ,..
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.
+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
- Ứng dụng: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống.
3. Xitôkinin
- Nơi sản sinh: Đỉnh rễ, chồi. Phân bố nhiều ở chồi và rễ.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào lá.
+ Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, kích thích sự sinh trưởng của chồi bên, kích thích sự nảy mầm của hạt, làm chậm sự hóa già của lá.
- Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (cùng với sự có mặt của Auxin, giúp kích thích ra rễ và phát sinh chồi bên); sử dụng bảo tồn giống cây quý.
III. HOOCMÔN ỨC CHẾ
1. Êtilen
- Nơi sản sinh: Êtilen có thể được tạo ra ở hầu như mọi bộ phận của cây (ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già), có nhiều ở giai đoạn già hóa, rụng lá và chín của một số loại quả.
- Tác động: Êtilen kích thích sự chín nhiều loại quả, sự rụng lá, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút.
- Ứng dụng: Dùng hợp chất sản sinh êtilen (đất đèn) để thúc quả chín.
2. Axit abxixic (AAB)
- Nơi sản sinh: Hầu như mọi tế bào thực vật đều có khả năng tổng hợp AAB và AAB đã được phát hiện có mặt trong tất cả các mô sống, có nhiều ở tế bào khí khổng.
- Tác động: AAB kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ, kích thích trạng thái ngủ của hạt và ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hóa già, gây nên sự rụng lá, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, kích thích đóng lỗ khí khi khô hạn, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT
- Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng: Ví dụ tương quan giữa AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, trong hạt nảy mầm GA cao cực đại và AAB thấp, trong hạt khô, GA thấp còn AAB cao.
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Nếu Auxin/Xitôkinin < 1 ® kích thích tạo chồi, nếu Auxin/Xitôkinin > 1 ® kích thích ra rễ.
Từ khóa » Nơi Sản Sinh Auxin
-
Bài 35. Hoocmôn Thực Vật - Củng Cố Kiến Thức
-
Trình Bày Nơi Sinh Và Tác động Của Các Hoocmon Thực Vật - HOC247
-
Hooc Môn Thực Vật
-
Hoocmôn Thực Vật | SGK Sinh Lớp 11
-
Auxin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nơi Sản Sinh Ra Hoocmôn Auxin Là:
-
Trình Bày Nơi Sinh Và Tác động Của Các Hoocmon Thực ...
-
Ôn Tập Sinh Trưởng Và Phát Triển ở Thực Vật - Baitap123
-
Bài Giảng Bài Hoocmôn Thực Vật Sinh Học 11 | Xemtailieu
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 11 BÀI 34-39 - Trường THPT THSP
-
Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lý Thuyết Hoocmôn Thực Vật Sinh 11
-
Giáo án Sinh Học 11 - Tiết 38, Bài 35: Hoocmôn Thực Vật
-
Giải Bài 35 Sinh 11: Hoocmon Thực Vật - Tech12h