Bài 36: Truyền Tải điện Năng đi Xa
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Chương trình
- Tiểu học
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Đại học
- Đề thi
- Tiểu học
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Đại học
- Tư liệu
- Tiểu học
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Đại học
- Trang chủ
- Vật Lý 9
- Chương 2: Điện Từ Học
- Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
- Lý thuyết
- 10 Trắc Nghiệm
- 12 BT SGK
Đường dây tải điện Bắc-Nam của nước ta có hiệu điện thế 500000V. Đường dây tải điện từ huyện đến xã có hiệu điện thế đến 15000V. Đó là những đường dây cao thế. ở gần đường dây cao thế rất nguy hiểm. Các dụng cụ điện trong nhà chỉ có hiệu điện thế là 220V. Vậy tại sao lại phải xây dựng đường dây cao thế vừa tốn kém vừa nguy hiểm? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện
Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
2.2. Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Công thức: Php= \(R.P^2 \over U^2\)
2.3. Cách làm giảm hao phí
-
Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
-
Đường dây tải điện Bắc-Nam của nước ta có hiệu điện thế 500000V, bởi vậy chúng ta không nên đến gần đường dây vì rất nguy hiểm
Bài tập minh họa
Bài 1.
Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?Hướng dẫn giải:
Ta có công thức tính tiết diện dây dẫn tròn là: S=\(Лd^2 \over 4\) (d: là đường kính của tiết diện dây dẫn).
Do đường kính giảm đi một nữa nên tiết diện giảm đi 4 lần (S tỉ lệ thuận với d2).
S giảm đi 4 lần nên điện trở R tăng 4 lần (S tỉ lệ nghịch với điện trở).
R tăng 4 lần nên công suất hao phí Php tăng 4 lần (do Php tỉ lệ thuận với điện trở R).
Bài 2.
Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100 000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần?Hướng dẫn giải:
Công suất hao phí dưới hiệu điện thế U = 100000V Php= \(R.P^2 \over U^2\) =\(R.P^2\over 100000^2\) (1) Để giảm hao phí hai lần thì: \( P_{hp} \over 2\)= \(R.P^2 \over U^2\) (2) Lấy (2) chia cho (1) ta được: (\( P_{hp} \over 2 P_{hp} \) = \(R.P^2. 100000^2\over U^2. R.P^2\)) Tương đương: \(1 \over 2\) = \(100000^2 \over U^2\) (chia phân số bằng nhân nghịch đảo) Tương đương: 2=\(U^2\over 100000^2\) Suy ra: U2=2(100000)2 Suy ra: U=141000V4. Luyện tập Bài 36 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Truyền tải điện năng đi xa cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
- Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. Cách làm giảm hao phí
- Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ?
- A. Tăng 2 lần.
- B. Tăng 4 lần
- C. Giảm 2 lần.
- D. Không tăng, không giảm.
-
Câu 2:
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ?
- A. Tăng 2 lần.
- B. Giảm 2 lần.
- C. Tăng 4 lần.
- D. Giảm 4 lần.
-
Câu 3:
Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên hai lần.
- B. Tăng lên bốn lần.
- C. Giảm đi hai lần.
- D. Giảm đi bốn lần.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 97 SGK Vật lý 9
Bài tập C2 trang 97 SGK Vật lý 9
Bài tập C3 trang 99 SGK Vật lý 9
Bài tập C4 trang 99 SGK Vật lý 9
Bài tập 36.1 trang 78 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.2 trang 78 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.3 trang 78 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.4 trang 78 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.5 trang 79 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.6 trang 79 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.7 trang 79 SBT Vật lý 9
Bài tập 36.8 trang 70 SBT Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 36 Chương 2 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
- 0
- 0
- 2,793
Hồng Phong
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.
BÀI TRƯỚCBài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
BÀI KẾ TIẾPBài 37: Máy biến thế
Tham khảo thêm
- Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
- Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
- Bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Bài 27: Lực điện từ
- Bài 28: Động cơ điện một chiều
- Bài 29: Thực hành Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
- Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Bài 33: Dòng điện xoay chiều
- Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học
- Bài 38: Thực hành Vận hành máy phát điện và máy biến thế
Bình luận
Bài viết đọc nhiều
Bài viết cũ mà hay
Có Thể Bạn Quan Tâm ?
Copyright © Howto.vn. Thiết kế web bởi Sonic Team Quảng cáo với chúng tôi Phản hồi tocbot.init({ tocSelector: '.toc', contentSelector: '.the-article-content', headingSelector: 'h2, h3, h4', hasInnerContainers: true, linkClass: 'toc-link', }); $('.sidebar').stickySidebar({ topSpacing: 60, bottomSpacing: 60 });Từ khóa » Tải điện Năng đi Xa Bằng đường Dây Dẫn
-
Lý Thuyết Truyền Tải điện Năng đi Xa | SGK Vật Lí Lớp 9
-
Chọn Phát Biểu đúng.Khi Truyền Tải điện Năng đi Xa Bằng đường Dây ...
-
Chọn Phát Biểu đúng.Khi Truyền Tải điện Năng đi Xa Bằng đường Dây
-
Khi Truyền Tải điện Năng đi Xa Bằng Dây Dẫn, Sẽ Có Một Phần điện ...
-
Truyền Tải điện Năng đi Xa
-
Truyền Tải điện Năng đi Xa - Vật Lý 9
-
Vì Sao Phải Truyền Tải điện Năng đi Xa? Giải đáp Kiến Thức Lý Lớp 9
-
Khi Truyền Tải điện Năng đi Xa Bằng đường Dây Dẫn Toàn Bộ điện ...
-
Truyền Tải điện Năng đi Xa - Chuyên đề Môn Vật Lý Lớp 9
-
Bài 36. Truyền Tải điện Năng đi Xa - Củng Cố Kiến Thức
-
Truyền Tải điện Năng đi Xa Là Gì Bạn Có Biết? Kiến Thức Vật Lý 9
-
Lý Thuyết Truyền Tải điện Năng đi Xa | SGK Vật Lí Lớp 9 - Học Tốt
-
Giải SBT Vật Lý 9 Bài 36: Truyền Tải điện Năng đi Xa Chính Xác
-
Giải Vật Lí 9 Bài 36: Truyền Tải điện Năng đi Xa