Bài 37 Câu Hỏi Trắc Nghiệm - TỰ HỌC SINH HỌC 12

TỰ HỌC SINH HỌC 12
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là: A.tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể. B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển. C. thời gian sống của 1 cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể. D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.​Câu 2: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi trường. C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.Câu 3: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng: A. quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức. B. nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. C. quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước. D. nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.​Câu 4: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng? A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản. C. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa, ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp. D. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển. Câu 5: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ: A. thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường. B. ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể. C. là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường. D. phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống. Câu 6: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh : A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.Câu 7: Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể? A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều. B. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ. C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực. D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.Câu 8: Cấu trúc tuổi của một quần thể người là: A. số lượng tương đối của các ca tử vong ở mỗi độ tuổi. B. số lượng trẻ sơ sinh ở mỗi năm. C. số lượng trẻ dậy thì đạt mỗi năm. D. số lượng tương đối của các cá thể ở cùng độ tuổi.Câu 9: Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi đều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm là sự phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.Câu 10: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự đều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sức sinh sản . C. các yếu tố không phụ thuộc vào mật độ B. nguồn thức ăn từ môi trường D. sức tăng trưởng của quần thể.Câu 11: Trong tự nhiên tỉ lệ đực – cái thường là bao nhiêu: A. 1:3 B. 1:1 C. 1:4 D. 1:2Câu 12: Đặc điểm “ Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể” thuộc nhóm tuổi nào của quần thể? A. Nhóm tuổi sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản. B. Không thuộc nhóm tuổi nào D. nhóm tuổi sau sinh sản.Câu 13: Trong thực tế loài nào sau đây có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2,3 hoặc 10 lần? A. Gà, rắn, thằn lằn. C. Gà, nai, hươu. B. Hươu, ngỗng, vịt. D. Nai, ruồi giấm, thỏ.Câu 14: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm: A. đang sinh sản và sau sinh sản. B. đang sinh sản. C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. trước sinh sản.Câu 15: Trong tự nhiên, phổ biến nhất là kiểu phân bố cá thể của quần thể? A. Phân bố đồng đều. C. phân bố theo nhóm. B. Phân bố ngẫu nhiên. D. cả b và c.
tracnghiem - bai 37
File Size: 32 kb
File Type: docx
Download File
NỘI DUNG BÀI
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ

Từ khóa » Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Trắc Nghiệm