Bài 4 - 8 Nét Chữ Và 7 Quy Tắc Viết Chữ Hán Cơ Bản

8 NÉT CƠ BẢN TRONG TIẾNG TRUNG

1. Nét chấm (丶) : một dấu chấm từ trên xuống dưới.

2. Nét ngang (一) : nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải. 3. Nét sổ thẳng (丨) : nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới. 4. Nét hất : nét cong, đi lên từ trái sang phải. 5. Nét phẩy (丿) : nét cong, kéo xuống từ phải qua trái. 6. Nét mác : nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải. 7. Nét gập : có một nét gập giữa nét. 8. Nét móc (亅) : nét móc lên ở cuối các nét khác.

7 QUY TẮC VIẾT CHỮ HÁN

1. Ngang trước sổ sau : 十 → 一 十 -> Với chữ Thập (số mười) 十. Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc

2. Phẩy trước mác sau : Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau -> chữ 八 - Bā - Số 8 (Trái trước – phải sau). Các bạn tưởng tượng giống cái bát đang úp xuống. Người Trung Quốc rất thích chữ này vì phát âm gần giống chữ Fā - phát tài phát lộc

3. Trên trước dưới sau : Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới. -> Chữ 二 èr - Số 2 - Gạch 2 gạch 4. Trái trước phải sau : Các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau. -> chữ 川 - Chuān – Dòng sông. Ý nghĩa : 3 dòng sông đang chảy

5. Ngoài trước trong sau : Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. -> chữ 月 - yuè – tháng. Ý nghĩa : tôi sẽ đến làm việc tại khu vực đó ( bộ quynh 冂) trong 2 tháng ( nhị 二)

6. Vào trước đóng sau : Quy tắc này được ví dụ là vào nhà trước đóng cửa sau. -> chữ 回 - huí – trở về. Ý nghĩa : gồm 2 bộ khẩu口 chui mặt vào nhau. Người A bảo người B về đi

7. Giữa trước hai bên sau : Quy tắc này được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau. -> chữ 小 - Xiǎo – nhỏ. Ý nghĩa : cái cây đẽo 2 bên -> cây sẽ nhỏ đi Tham khảo thêm : Cách học 214 bộ thủ chữ Hán dễ nhớ

Từ khóa » Các Nét Trong Tiếng Trung