Bài 4. Các Quốc Gia Cổ đại Phương Đông - Hoc24

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Địa điểm: ở lưu vực những dòng sông lớn, có đất đai màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước.

- Thời gian: từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN.

- Tên gọi các quốc gia: Ai Cập (Sông Nin), Trung Quốc (Sông Trường Giang và Hoàng Hà), Ấn Độ (Sông Hằng và sông Ấn), Lưỡng Hà (Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rat).

Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
@92457@

2. Xã hội cổ đại phương Đông

a. Xã hội

- Nhà nước cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp:

+ Nông dân công xã: chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.

+ Quý tộc quan lại: có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua: nắm mọi quyền hành.

+ Nô lệ: thân phận hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.

=> Do bị bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo thường xuyên nổi dậy đấu tranh.

Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ
Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ

b. Thể chế nhà nước

- Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức theo: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Đứng đầu là vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội... Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

- Vua còn được coi là người đại diện của thần linh, Trung Quốc gọi vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, Lưỡng Hà là En-si.

- Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị trong nhà nước đó, tiêu biểu là bộ luật Hamurabi ở Lưỡng Hà.

Kim Tự Tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập

Từ khóa » Trình Bày Cơ Cấu Xã Hội Cổ đại Phương đông