Bài 4: Các Quốc Gia Cổ đại Phương Tây – Hi Lạp Và Rô – Ma

A. Kiến thức trọng tâm

1. Thiên nhiên và đời sống của con người.

a. Điều kiện tự nhiên:

Hình thành trên bờ Bắc Địa Trung Hải

  • Thuận lợi:
    • Khí hậu ấm áp, trong lành.
    • Hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển.
  • Khó khăn: Đất nông nghiệp ít và xấu => Thiếu lương thực.

b. Công cụ lao động và hoạt động kinh tế:

  • Công cụ: Đầu thiên niên kỉ I TCN sử dụng đồ sắt.
  • Kinh tế:
    • Nông nghiệp: Trồng nho, ôliu, cam chanh….
    • Thủ công nghiệp: Làm đồ mĩ nghệ, rượu nho, dầu ôliu…
    • Thương mại: Phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
  • Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú (Hắc hải, Ai CẬp); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
  • Đê lốt, Pi rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
  • Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rô ma và A ten).
  • Hi Lạp, Rô ma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

2. Thị quốc Địa Trung Hải.

a. Nhà nước thành bang (thị quốc).

  • Nguyên nhân hình thành thị quốc: Do đất đai phân tán nhỉ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp.
  • Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xã, sân vận động và bến cảng.
  • Hoạt động kinh tế.
    • Sự phát triển của thủ công nghiệp: Làm đồ gốm, làm rượu nho, dầu Ôliu…
    • Thương nghiệp: Chủ yếu thương mại đường biển.
    • Kinh tế hàng hóa – tiền tệ: Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: Lưu thông tiền tệ.

c. Thể chế chính trị

  • Dân chủ chủ nô ở Aten: Không có vua. Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước.
  • “Cộng hòa quý tộc ở Rô – ma”: Không có vua. Viện nguyên lão của các quý tôc vẫn có quyền tối cao.
  • Bản chất: Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại phương Đông. Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.

3. Văn hóa cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma.

a. Lịch và chữ viết.

  • Dùng dương lịch: 1 năm có 365 ngày và ¼. Một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
  • Hệ chữ cái Rô – ma gồm có 26 chữ cái : Hoàn chỉnh và được sử dụng phổ biến hiện nay.

b. Sự ra đời của khoa học.

  • Đạt một trình độ khá cao trong các lĩnh vực, gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi danh như :
    • Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
    • Vật Lý: có Archimède.
    • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

c. Văn học:

  • Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: Tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch...

d. Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

  • Nghệ thuật: Hoàn mĩ, đậm tính hiện thực
  • Kiến trúc: Một số công trình tiêu biểu như đền Pác – tê – nông, đấu trường Cô – li – dê.
  • Điêu khắc: Một số tác phẩm tiêu biểu như: Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A – tê – na, tượng thần Dớt, tượng thần vệ nữ Mi – lô…

Từ khóa » Nguyên Nhân Ra đời Và Tổ Chức Của Thị Quốc