Bài 4. Cacbohiđrat Và Lipit - Củng Cố Kiến Thức

I. CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)

1. Cấu trúc hóa học

- Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố: cacbon, hiđrô và ôxi.

- Gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

a) Đường đơn (Mônôsaccarit)

- Ví dụ: Glucôzơ, Fuctôzơ (đường trong quả), Galactôzơ (đường sữa).

- Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.

b) Đường đôi (Đisaccarit)

- Ví dụ: Đường mía (Saccarôzơ), mạch nha, Lactôzơ, Mantôzơ…

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit.

c) Đường đa (Pôlisaccarit)

- Ví dụ: Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin…

- Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.

- Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.

2. Chức năng

- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

Ví dụ: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.

II. LIPIT

1. Đặc điểm chung

- Có tính kị khí.

- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Thành phần hóa học đa dạng.

2. Cấu tạo và chức năng của lipit

a) Mỡ

- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C).

- Mỡ ở động vật chứa axit béo no.

- Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng (dầu) là axit béo không no.

- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.

b) Phôtpholipit

- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.

- Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào.

c) Stêrôit

- Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng.

- Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.

d) Sắc tố và vitamin

- Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit.

- Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.

Từ khóa » Ví Dụ đường đơn đường đôi Và đường đa