Bài 4: Chi Phí Sản Xuất Trong Ngắn Hạn
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Hướng dẫn
- Ôn thi
- Môn học ĐHCĐ
Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 4 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn cung cấp cho người học các kiến thức: Các loại chi phí tổng; Các loại chi phí đơn vị; Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC; Mối quan hệ giữa năng suất biên và chi phí biên, giữa năng suất trung bình và chi phí biến đổi trung bình. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Các loại chi phí tổng
1.1 Tổng chi phí cố định (TFC)
1.2 Tổng chi phí biến đổi (TVC)
1.3 Tổng chi phí (TC)
2. Các loại chi phí đơn vị
2.1 Chi phí cố định trung bình (AFC)
2.2 Chi phí biến đổi trung bình (AVC)
2.3 Chi phí trung bình (AC)
2.4 Chi phí biên (MC)
3. Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC
3.1 QH giữa chi phí trung bình và biên
3.2 QH giữa chi phí biến đổi TB và biên
4. Mối QH giữa năng suất biên và chi phí biên
4.1 QH giữa năng suất biên và chi phí biên
4.2 QH giữa (AP) và (AVC)
Trong ngắn hạn, quy mô sản xuất của doanh nghiệp không đổi, các yếu tố sản xuất được chia thành hai loại là yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi. Do đó chi phí chi cho các yếu tố sản xuất cũng chia làm 2 loại tương ứng: chi phí cố định và chi phí biến đổi.
1. Các loại chi phí tổng
1.1 Tổng chi phí cố định (TFC)
Tổng chi phí cố định (TFC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố sản xuất cố định, bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho bộ máy quản lý...
Tổng chi phí cố định sẽ không đổi, không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất.
Đường biểu diễn trên đồ thị là đường thẳng nằm ngang song song trục sản lượng (hình 4.8)
1.2 Tổng chi phí biến đổi (TVC)
Tổng chi phí biến đổi (TVC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân...
Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc đồng biến với sản lượng và có đặc điểm:
Ban đầu, tốc độ gia tăng của TVC chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng.
Sau đó, tốc độ gia tăng của TVC nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng.
Do đó, đường TVC ban đầu có mặt lồi hướng lên, sau đó hướng xuống trục sản lượng (hình 4.8)
1.3 Tổng chi phí (TC)
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho tất cả các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian.
TC = TFC + TVC
Tổng chi phí phụ thuộc đồng biến với sản lượng và có đặc điểm tương tự như tổng chi phí biến đổi.
Do đó đường TC đồng dạng với đường TVC và nằm trên đường TVC một đoạn bằng với TFC (hình 4.8)
2. Các loại chi phí đơn vị
2.1 Chi phí cố định trung bình (AFC)
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí cố định chia cho sản lượng tương ứng:
\(AFC_i = \frac{TFC}{Q_i}\) (4.11)
Chi phí cố định trung bình sẽ ngày càng giảm khi sản lượng sản xuất càng tăng.
Do đó đường AFC có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống theo suốt chiểu dài của trục hoành (hình 4.9a)
2.2 Chi phí biến đổi trung bình (AVC)
Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng cách lấy tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng tương ứng:
\(AVC_i = \frac{TVC_i}{Q_i}\) (4.12)
Từ đặc điểm của đường TVC nên đường AVC thường có dạng chữ U, ban đầu khi gia tăng sản lượng thì AVC giảm dần và đạt cực tiểu. Nếu tiếp tục tăng sản lượng thì AVC sẽ tăng dần (hình 4.9)
2.3 Chi phí trung bình (AC)
Chi phí trung bình (AC) là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng, nó được xác định bằng 2 cách:
Hoặc lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng:
\(AC_i = \frac{TC_i}{Q_i}\) (4.13)
Hoặc lấy chi phí cố định trung bình cộng với chi phí biến đổi trung bình tương ứng ở mức sản lượng đó:
AC. = AFC. + AVC (4.14)
Đường AC cũng có dạng chữ u và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC (tương ứng với mỗi mức sản lượng).
2.4 Chi phí biên (MC)
Chi phí biên (MC) là sự thay đổi trong tổng chi phí hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi 1 đơn vị sản lượng sản xuất:
\(MC = \frac{\Delta TC}{\Delta Q} = \frac{\Delta TVC}{\Delta Q}\) (4.15)
Trên đồ thị, MC là độ dốc của đường TC hay đường TVC.
Khi TC và TVC là hàm số, chi phí biên có thể tính tương đương bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm tổng chi phí hay của hàm tổng chi phí biến đổi:
\(MC = \frac{dTC}{dQ} = \frac{dTVC}{dQ}\) (4.16)
Trên đồ thị, đường MC cũng có dạng chữ U và là độ dốc của đường TC hay TVC (hình 4.8, hình 4.9).
Ví dụ 11: Trong ngắn hạn, các loại chi phí sản xuất sản phẩm X của một doanh nghiệp như sau:
Bảng 4.4:
Q | TFC | TVC | TC | AFC | AVC | AC | MC |
0 | 1500 | 0 | 1500 | - | - | - | 100 90 90 80 100 120 130 150 180 200 |
10 | 1500 | 1000 | 2500 | 150 | 100 | 250 | |
20 | 1500 | 1900 | 3400 | 75 | 95 | 170 | |
30 | 1500 | 2800 | 4300 | 50 | 93,3 | 143,3 | |
40 | 1500 | 3600 | 5100 | 37,5 | 90 | 127,5 | |
50 | 1500 | 4600 | 6100 | 30 | 92 | 122 | |
60 | 1500 | 5800 | 7300 | 25 | 96,7 | 121,7 | |
70 | 1500 | 7100 | 8600 | 21,4 | 101,4 | 122,9 | |
80 | 1500 | 8600 | 10100 | 18,8 | 107,5 | 126,3 | |
90 | 1500 | 10400 | 11900 | 16,7 | 115,6 | 132,2 | |
100 | 1500 | 12400 | 13900 | 15 | 124 | 139 |
Từ bảng 4.4, chúng ta vẽ được các đường chi phí tổng và cac đường chi phí đơn vị thể hiện trên đồ thị 4.10a và 4.10b
3. Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC
Trên đồ thị từ vị trí của các đường AC, AVC và AC ta thấy giữa chúng có mối quan hệ:
3.1 Mối quan hệ giữa chi phí trung bình và chi phí biên
Giữa chi phí biên (MC) và chi phí trung bình (AC) có mối quan hệ mật thiết như sau:
Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình, thì chi phí trung bình giảm dần (MC < AC \(\rightarrow\) AC giảm)
Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình, thì chi phí trung bình đạt cực tiểu (Khi MC = AC \(\rightarrow\) AC min)
Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình, thì chi phí trung bình tăng dần (Khi MC > AC \(\rightarrow\) AC tăng)
Ta cũng có thể chứng minh mối quan hệ nêu trên bằng đại số: \(AC = \frac{TC}{Q}\)
Lấy đạo hàm cả 2 về ta có:
\(\frac{dAC}{dQ} = \frac{d(TC/Q)}{dQ} = \frac{Q \frac{dTC}{dQ} - TC \frac{dQ}{dQ}}{Q^2} = \frac{1}{Q} \times [ \frac{dTC}{dQ} - \frac{TC}{Q}] = \frac{1}{Q} (MC - AC)\)
Do đó:
Khi MC < AC \(\implies\) MC - AC < 0 thì dAC/dQ < 0 \(\implies\) AC giảm
Khi MC >AC \(\implies\) MC - AC > 0 thì dAC/dQ > 0 \(\implies\) AC tăng
Khi MC = AC \(\implies\) MC - AC = 0 thì dAC/dQ = 0 \(\implies\) AC cực tiểu
3.2 Mối quan hệ giữa chi phí biến đổi trung bình (AVC) và chi phí biên (MC)
Cũng tương tự như mối quan hệ giữa MC và AC nghĩa là:
Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình, thì chi phí biến đổi trung bình giảm (khi MC < AVC \(\rightarrow\) AVC giảm)
Khi chi phí biên bằng chi phí biến đổi trung bình, thì chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu (Khi MC = AVC \(\rightarrow\) AVC min)
Khi chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, thì chi phí biến đổi trung bình tăng (Khi MC > AVC \(\rightarrow\) AVC tăng)
Như vậy, đường chi phí biên (MC) luôn cắt đường chi phí trung bình (AC) và đường chi phí biến đổi trung bình (AVC) tại điểm cực tiểu của cả 2 đường (hình 4.9).
4. Mối quan hệ giữa năng suất biên và chi phí biên, giữa năng suất trung bình và chi phí biến đổi trung bình
4.1 Mối quan hệ giữa năng suất biên (MP) và chi phí biên (MC)
Với giá thuê lao động đã cho là PL, khi thuê thêm 1 đơn vị lao động, thì tổng phí tăng thêm đúng bằng giá thuê thêm một lao động: \(\Delta TC = P_L\), đồng thời sản phẩm tăng thêm chính là năng suất biên của lao động: \(\Delta Q = MP_L\). MC được tính theo công thức:
\(MC = \frac{\Delta TC}{\Delta Q} = \frac{P_L}{MP_L}\) (4.17)
Từ biểu thức (4.17), ta dễ dàng nhận thấy chi phí biên (MC) và năng suất biên (MP)có mối quan hệ nghịch biến, cụ thể:
Khi năng suất biên tăng, thì chi phí biên giảm (Khi MP\(\uparrow\) \(\rightarrow\) MC\(\downarrow\))
Khi năng suất biên đạt cực đại, thì chi phí biên đạt cực tiểu (Khi MPmax \(\rightarrow\) MCmin)
Khi năng suất biên giảm thì chi phí biên tăng (Khi MP\(\downarrow\) \(\rightarrow\) MC\(\uparrow\)) (hình 4.11)
4.2 Mối quan hệ giữa năng suất trung bình (AP) và chi phí biến đổi trung bình (AVC)
Tương tự, ta cũng tìm ra mối quan hệ giữa AP và AVC qua công thức tính AVC:
\(AVC= \frac{TVC}{Q} = \frac{L.P_L}{L.AP_L} = \frac{P_L}{AP_L}\) (4.18)
Từ biểu thức (4.18), chúng ta nhận thấy chi phí biến đổi trung bình (AVC) và năng suất trung bình (AP) cũng có mối quan hệ nghịch biến:
Khi APL tăng, thì AVC giảm
Khi APL đạt cực đại, thì AVC đạt cực tiểu
Khi APL giảm, thì AVC tăng (hình 4.11)
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Chi phí sản xuất trong ngắn hạn được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Lý thuyết về sản xuất
- doc Bài 2: Nguyên tắc sản xuất
- doc Bài 3: Lý thuyết về chi phí sản xuất
- doc Bài 5: Chi phí sản xuất trong dài hạn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Đối tượng và lớp (class) trong Java
- Lịch sử và tổng quan về ngôn ngữ Java
- Chương trình Java đầu tiên Hello World
- Cài đặt môi trường và thiết lập Path trong Java
- Cú pháp Java cơ bản
- Giới thiệu JDK, JRE và JVM trong Java
- Các kiểu biến trong Java
- Kiểu dữ liệu trong Java
- Toán tử trong Java
- Các loại vòng lặp trong Java
Chương 1: Những Vấn Đề Cơ Bản Về Kinh Tế Học
- 1 Bài 1: Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
- 2 Bài 2: Ba vấn đề cơ bản và đường giới hạn khả năng sản xuất
- 3 Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế
Chương 2: Cầu, Cung Và Giá Thị Trường
- 1 Bài 1: Thị trường
- 2 Bài 2: Cầu thị trường
- 3 Bài 3: Cung thị trường
- 4 Bài 4: Thị trường cân bằng
- 5 Bài 5: Sự co giãn của cầu cung
- 6 Bài 6: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Chương 3: Lý Thuyết Lựa Chọn Của Người Tiêu Dùng
- 1 Bài 1: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng
- 2 Bài 2: Phân tích tiêu dùng bằng hình học
Chương 4: Lý Thuyết Về Sản Xuất Và Chi Phí
- 1 Bài 1: Lý thuyết về sản xuất
- 2 Bài 2: Nguyên tắc sản xuất
- 3 Bài 3: Lý thuyết về chi phí sản xuất
- 4 Bài 4: Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
- 5 Bài 5: Chi phí sản xuất trong dài hạn
Chương 5: Thị Trường Cạnh Tranh Hoàn Toàn
- 1 Bài 1: Một số vấn đề cơ bản
- 2 Bài 2: Phân tích trong nhất thời
- 3 Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn
- 4 Bài 4: Phân tích trong dài hạn
- 5 Bài 5: Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Chương 6: Thị Trường Độc Quyền Hoàn Toàn
- 1 Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền hoàn toàn
- 2 Bài 2: Phân tích trong ngắn hạn
- 3 Bài 3: Phân tích trong dài hạn
- 4 Bài 4: Chiến lược phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền
- 5 Bài 5: Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với doanh nghiệp độc quyền
Chương 7: Thị Trường Cạnh Tranh Không Hoàn Toàn
- 1 Bài 1: Thị trường cạnh tranh độc quyền
- 2 Bài 2: Thị trường độc quyền nhóm
Chương 8: Thị Trường Các Yếu Tố Sản Xuất
- 1 Bài 1: Thị trường lao động
- 2 Bài 2: Thị trường vốn và đất đai
Đề thi kết thúc môn Kinh tế Vi mô
- 1 Bài tập tự luận Kinh tế vi mô
- 2 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô
- 3 Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô
- 4 Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô
- 5 Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
- 6 Bài tập Hệ số co giãn cầu theo giá
Tài liệu tham khảo
- 1 Giáo trình Kinh tế vi mô
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tổng Chi Phí Cố định (tfc) Là
-
Tfc Là Gì ? Các Công Thức Cơ Bản Về Lý Thuyết Chi Phí
-
Các Công Thức Cơ Bản Về Lý Thuyết Chi Phí | Nhật Ký Chú Cuội
-
Tfc Là Gì ? Các Công Thức Cơ Bản Về Lý Thuyết Chi Phí
-
Tfc Là Gì ? The Fresh Connection Kinh Tế Học Vi Mô: Sản Xuất Là Gì
-
Chương 4 - Bài Tập Số 4: Xác định Các đại Lượng Chi Phí 2
-
Tfc Là Gì ? Các Công Thức Cơ Bản Về Lý Thuyết Chi Phí Bài 4
-
Tổng Chi Phí Là Gì? - VietnamFinance
-
CHI PHÍ NGẮN HẠN - LỰA CHỌN CỦA NHÀ SẢN XUẤT NHÓM 6 ...
-
Bài 20: Tính Các đại Lượng Chi Phí Và Biểu Diễn Sự Biến Thiên Của Các ...
-
Các đo Lường Khác Nhau Về Chi Phí: - Tóm Tắt Lý Thuyết Kinh Tế Vi Mô
-
Chi Phí Cố định Và Biến đổi. Kinh Tế Vi Mô
-
Chi Phí Cố định – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Kinh Tế Học Vi Mô Bài Giảng 8 Chi Phí Sản Xuất