Bài 4: Phép Trừ Các Số Nguyên. Quy Tắc Dấu Ngoặc Trang 76, 77, 78 ...

Hướng dẫn trả lời Hoạt động, luyện tập vận dụng trang 76, 77 SGK Toán 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 78, 79 Toán lớp 6 SGK Cánh Diều Tập 1. Bài 4. Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc –  Chương 2 Số nguyên

Hoạt động 1

Tính và so sánh kết quả: \(7 – 2\) và \(7 + \left( { – 2} \right)\).

7 – 2 = 5

7 + ( – 2) = 7-2=5

Vậy: 7 – 2 = 7 + (- 2)

Luyện tập vận dụng 1

Nhiệt độ lúc 17 giờ là \(5^\circ C\), đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi \(6^\circ C\). Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

– Nhiệt độ giảm: Phép trừ.

– Quy tắc phép trừ: \(a – b = a + \left( { – b} \right)\).

Nhiệt độ lúc 21 giờ giảm đi \(6^\circ C\) nên còn: \(5 – 6 = 5 + \left( { – 6} \right) =  – \left( {6 – 5} \right) =  – 1\left( {^\circ C} \right)\).

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là \( – 1^\circ C\).

Trả lời Hoạt động 2

Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3.

b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5.

c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 + 16.

d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

a) 5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16.

    5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16.

Vậy 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3.

b) 8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13.

    8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13.

Vậy 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5.

c) 12 – (2 + 16) = 12 – 18 = – (18 – 12)= – 6.

    12 – 2 – 16 = 10 – 16 = – 6.

Vậy 12 – (2 + 16) = 12 – 2 + 16.

d) 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15 = 18 + 10 = 28.

    18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28.

Vậy 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15.

Luyện tập vận dụng 2 trang 78 SGK Toán 6 Cánh Diều

Tính một cách hợp lí:

a) (- 215) + 63 + 37

b) (- 147) – (13 – 47).

a) (– 215) + 63 + 37

= (– 215) + (63 + 37)

= (– 215) + 100

= – (215–100)

= – 115.

b) (– 147) – (13 – 47)

= (– 147) – 13 + 47

Advertisements (Quảng cáo)

= [(– 147) + 47] – 13

= – (147 – 47) – 13

= – 100 – 13

= – 113

Giải bài 1 trang 78 SGK Toán 6 tập 1 cánh diều

Tính:

a) \(\left( { – 10} \right) – 21 – 18\)

b) \(24 – \left( { – 16} \right) + \left( { – 15} \right)\)

c) \(49 – \left[ {15 + \left( { – 6} \right)} \right]\)

d) \(\left( { – 44} \right) – \left[ {\left( { – 14} \right) – 30} \right]\)

a) \(\left( { – 10} \right) – 21 – 18\)

\(\begin{array}{l} = \left( { – 10} \right) + \left( { – 21} \right) – 18\\ =  – \left( {10 + 21} \right) – 18\\ = \left( { – 31} \right) – 18\\ = \left( { – 31} \right) + \left( { – 18} \right)\\ =  – \left( {31 + 18} \right)\\ =  – 49\end{array}\)

b) \(24 – \left( { – 16} \right) + \left( { – 15} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 24 + 16 + \left( { – 15} \right)\\ = \left( {24 + 16} \right) + \left( { – 15} \right)\\ = 40 + \left( { – 15} \right)\\ = 40 – 15\\ = 25\end{array}\)

c) \(49 – \left[ {15 + \left( { – 6} \right)} \right]\)

\(\begin{array}{l} = 49 – \left[ {15 – 6} \right]\\ = 49 – 9\\ = 40\end{array}\)

d) \(\left( { – 44} \right) – \left[ {\left( { – 14} \right) – 30} \right]\)

\(\begin{array}{l} = \left( { – 44} \right) + 14 + 30\\ =  – \left( {44 – 14} \right) + 30\\ =  – 30 + 30\\ = 0\end{array}\)

Bài 2 trang 78 Toán 6 Cánh Diều

Tính một cách hợp lí:

a) \(10 – 12 – 8\).

b) \(4 – \left( { – 15} \right) – 5 + 6\).

c) \(2 – 12 – 4 – 6\).

d)\( – 45 – 5 – \left( { – 12} \right) + 8\).

a) \(10 – 12 – 8\)

\(\begin{array}{l} = 10 – \left( {12 + 8} \right)\\ = 10 – 20\\ =  – \left( {20 – 10} \right)\\ =  – 10\end{array}\)

Advertisements (Quảng cáo)

b) \(4 – \left( { – 15} \right) – 5 + 6\)

\(\begin{array}{l} = \left( {4 + 6} \right) – \left[ { + \left( { – 15} \right) + 5} \right]\\ = 10 – \left[ {\left( { – 15} \right) + 5} \right]\\ = 10 – \left( { – 10} \right)\\ = 10 + 10\\ = 20\end{array}\)

c) \(2 – 12 – 4 – 6\)

\(\begin{array}{l} = \left( {2 – 12} \right) – \left( {4 + 6} \right)\\ =  – 10 – 10\\ = \left( { – 10} \right) + \left( { – 10} \right)\\ =  – \left( {10 + 10} \right)\\ =  – 20\end{array}\)

d)\( – 45 – 5 – \left( { – 12} \right) + 8\)

\(\begin{array}{l} =  – \left( {45 + 5} \right) + 12 + 8\\ =  – 50 + \left( {12 + 8} \right)\\ =  – 50 + 20\\ =  – \left( {50 – 20} \right)\\ =  – 30\end{array}\)

Giải bài 3

Tính giá trị biểu thức:

a) \(\left( { – 12} \right) – x\) với \(x = 28\);

b) \(a – b\) với \(a = 12,b =  – 48\).

a)

Thay \(x = 28\) vào \(\left( { – 12} \right) – x\), ta được:

\(\begin{array}{l}\left( { – 12} \right) – x\\ = \left( { – 12} \right) – 28\\ = \left( { – 12} \right) + \left( { – 28} \right)\\ =  – \left( {12 + 28} \right)\\ =  – 40\end{array}\)

b)

Thay \(a = 12,b =  – 48\) vào \(a – b\), ta được:

\(\begin{array}{l}a – b\\ = 12 – \left( { – 48} \right)\\ = 12 + 48\\ = 60\end{array}\)

Bài 4 trang 78 SGK Toán lớp 6 Cánh diều tập 1

Nhiệt độ lúc 6 giờ là \( – 3^\circ C\), đến 12 giờ nhiệt độ tăng \(10^\circ C\), đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm \(8^\circ C\). Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?

Nhiệt độ lúc 20 giờ là:

\(\begin{array}{l}\left( { – 3} \right) + 10 – 8\\ = \left( { – 3} \right) + \left( {10 – 8} \right)\\ = \left( { – 3} \right) + 2\\ =  – \left( {3 – 2} \right)\\ =  – 1\left( {^\circ C} \right)\end{array}\)

Vậy nhiệt độ lúc 20 gờ là \( – 1^\circ C\).

Giải Bài 5

Dùng máy tính cầm tay để tính:

56 – 182;                346 – (- 89);                (-76) – (103).

\(56 – 182 =  – 126\)

\(346 – \left( { – 89} \right) = 435\)

\(\left( { – 76} \right) – \left( {103} \right) =  – 179\)

Bài 6 trang 79 SGK Toán lớp 6 CD

Đố vui. Em hãy dựa vào thông tin mỗi bức ảnh để tính tuổi của các nhà bác học sau:

 

Năm trước công nguyên: Số âm.

Năm 212 trước công nguyên: \( – 212\)

Năm 287 trước công nguyên: \( – 287\)

Năm 495 trước công nguyên: \( – 495\)

Năm 570 trước công nguyên: \( – 570\)

Tuổi = Năm mất (số sau)-năm sinh (số trước).

+ Tuổi của nhà bác học Archimedes:

\(\left( { – 212} \right) – \left( { – 287} \right) = \left( { – 212} \right) + 287 = 287 – 212 = 75\)tuổi.

+ Tuổi của nhà bác học Pythagoras:

\(\begin{array}{l}\left( { – 495} \right) – \left( { – 570} \right)\\ = \left( { – 495} \right) + 570\\ = 570 – 495\\ = 75\end{array}\)

Vậy nhà bác học Archimedes 75 tuổi và nhà bác học Pythagoras 75 tuổi.

Trả lời Tìm tòi- Mở rộng trang 79 SGK Toán 6 Cánh diều

Múi giờ của các vùng trên thế giới Bản đồ sau cho biết múi giờ của các vùng trên thế giới. Việt Nam ở múi giờ + 7.

a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va (Moscow), Luân Đôn (London), Niu Oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).

b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.

c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.

a) Múi giờ của các thành phố:

+) Bắc Kinh là: + 8

+) Mát-xcơ-va là: + 3

+) Luân Đôn là: 0

+) Niu Y-oóc là: – 5

+) Lốt An-giơ-lét là: – 8

b) Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) – (+ 7) = 1 (giờ)

Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) – (+ 7) = – 4 (giờ)

Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 – (+ 7) = – 7 (giờ)

Hà Nội cách Niu Y-oóc số giờ là: (– 5) – (+ 7) = – 12 (giờ)

Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (– 8) – (+ 7) = – 15 (giờ)

c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó:

Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng

Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (– 4) = 4 giờ sáng

Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (– 7) = 1 giờ sáng

Giờ ở Niu Y-oóc là: 8 + (– 12) = – 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm trước

Giờ ở Lốt An-giơ-lét là: 8 + (– 15) = – 7 giờ sáng, hay là 18 giờ tối ngày hôm trước.

Từ khóa » Toán 6 Tập 1 Cánh Diều Trang 78