Bài 4: Quần Thể Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể (P1)

Bài tiếp theo: Các đặc trưng cơ bản của quần thể (phần 1).

1. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái với nhau trong quần thể.

Ở đa số các loài, tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1.

Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tùy loài, tùy điều kiện sống và thời gian sống.

Ví dụ:

  • Một số loài có tập tính đa thê: Hươu, nai, một con đực có thể sống với 2, 3 con cái thậm chí là 10 con cái.
  • Ngỗng, vịt, tỉ lệ cái/đực là 60/40.
  • Loài Vích, nếu trứng được ấp ở nhiệt độ dưới 15oC nở ra chủ yếu là con đực, còn ấp ở >35oC nở ra con cái nhiều hơn.
  • Ở muỗi, muỗi đực và muỗi cái sống riêng và tập trung với nhau.
  • Ở cây Thiên nam tinh mọc từ rễ củ lớn ở cây mẹ, nhiều dinh dưỡng thì phát triển thành cây cho hoa cái và ngược lại.

Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

2. Nhóm tuổi

Nhóm tuổi trong quần thể được chia thành 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Khi xếp các nhóm tuổi từ thấp tới cao ta được tháp tuổi (tháp dân số).

Có 3 loại tháp tuổi: tháp phát triển, tháp ổn định và tháp suy thoái.

Các dạng tháp tuổi

Các dạng tháp tuổi

A: Tháp phát triển; B: Tháp ổn định; C: Tháp suy thoái

  • Tháp phát triển có đáy rộng, chóp nhọn, thể hiện quần thể co nhóm tuổi trước sinh sản có số lượng lớn, khi nhóm trước sinh sản bước vào độ tuổi sinh sản làm cho số lượng cá thể của quẩn thể tăng lên.
  • Tháp ổn định có đáy trung bình, có số lượng cá thể của nhóm trước sinh sản ổn định theo thời gian.
  • Tháp suy thoái có đáy hẹp, có số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể trong nhóm sinh sản. Số lượng cá thể của quần thể đang suy giảm và già đi.

Ngoài ra, người ta còn chia cấu trúc tuổi của quần thể thành các loại tuổi khác nhau:

  • Tuổi sinh lý là thời gian sống có thể đạt được của một cá thể trong quần thể.
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
  • Tuổi quần thể là độ tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi đặc trưng thay đổi theo thời gian hoặc theo điều kiện sống.

Ví dụ: Khi dịch bệnh, cá thể non và cá thể già dễ bị tử vong hơn.

3. Sự phân bố cá thể trong quần thể

Sự phân bố cá thể trong quần thể ảnh hưởng đến sự khai thác nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.

Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể:

  • Phân bố theo nhóm: Các cá thể tập trung thành từng nhóm tại những nới có nguồn sống tốt nhất. Thường gặp khi điều kiện sống không đồng đều, có tập tính bầy đàn, động vật ngủ đông.
    • Ý nghĩa: Giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau khai thác nguồn sống của môi trường tốt hơn.
  • Phân bố đồng đều: khi điều kiên môi tường sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (tính lãnh thổ cao).
    • Ý nghĩa: Giúp giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
  • Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi điều kiện môi trường sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
    • Ý nghĩa: Giúp các cá thể khai thác được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống.

Sự phân bố cá thể trong quần thể

Sự phân bố cá thể trong quần thể

​4. Mật độ của quần thể

  • Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
  • Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.
    • Khi mật độ tăng → thiếu thức ăn, nơi ở → các cá thể cạnh tranh về thức ăn, nơi ở một cách gay gắt → giảm số lượng cá thể của quần thể.
    • Khi mật độ thấp → các cá thể hỗ trợ lẫn nhau→ tăng số lượng cá thể của quần thể.
  • Mật độ cá thể của quần thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống.

Từ khóa » đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật