Bài 4: Rạp Quốc Thanh Của Dạ Lý Hương - Báo Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- THỜI SỰ
- Chính trị
- Góc nhìn
- Đừng quên họ
- Lắng nghe dân và Hành động
- THẾ GIỚI
- Tư liệu
- Thế giới lạ kỳ
- HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH
- Tình yêu - Hôn nhân
- Chuyện nhà
- Cha mẹ và con
- Tình và lý
- Phong cách sống
- NHỎ TO TÂM SỰ
- Chia những nỗi niềm
- Chuyện phòng the
- CHAT VỚI HẠNH DUNG
- Hộp thư Hạnh Dung
- VĂN HÓA
- Nhân vật - Tác phẩm
- Vấn đề
- Sáng tác
- Rubik văn hóa
- GIẢI TRÍ
- Sao
- Hậu trường
- ĐẸP
- Bí quyết
- Trang Điểm
- Thời trang
- GIÁO DỤC
- Tuyển sinh
- Sự kiện - Vấn đề
- SỨC KHỎE
- Sống khỏe
- Alo bác sĩ
- Góc đông y
- KINH TẾ
- Thị trường
- Tài chính
- Doanh nghiệp - Doanh nhân
- Thông tin - Dịch vụ
- ĂN GÌ ĐI ĐÂU
- Sài Gòn ăn vặt
- NHÀ ĐẤT
- Không gian sống
- Tư vấn
- HỘI VÀ CUỘC SỐNG
- HÌNH ẢNH
Chia sẻ |
- Bài 3: Rạp Nguyễn Văn Hảo - những dấu son trong ký ức người Sài Gòn
-
Ô Sin: Biểu tượng về người phụ nữ kiên cường, nghị lực và giàu tình yêu thương
-
Chương trình “Con đường lịch sử” kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
-
10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu nhất trong năm 2024
-
Canh cánh nỗi lo bảo vật hư hỏng vì không có nơi bảo quản
-
Thành phố lớn lên từ lau sậy
-
Ươm mầm hy vọng bằng sự cảm thông
-
Xem “Khoảnh khắc cuộc sống” qua ống kính điện thoại thông minh
-
Khám phá thế giới đảo ngược trong mắt thầy trò họa sĩ Đại Giang - Tuấn Định
-
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan Sáo, Kèn điện tử
-
Cô gái H’Mông và những cuộn vải lanh “gia bảo”
-
Thành phố lớn lên từ lau sậy
-
Ươm mầm hy vọng bằng sự cảm thông
-
10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu nhất trong năm 2024
-
Canh cánh nỗi lo bảo vật hư hỏng vì không có nơi bảo quản
-
Chương trình “Con đường lịch sử” kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Ô Sin: Biểu tượng về người phụ nữ kiên cường, nghị lực và giàu tình yêu thương
-
Họa sĩ Trịnh Thị An: 83 tuổi với hơn 1.000 bức tranh
- Nghệ sĩ Quỳnh Iris Nguyễn - De Prelle: Nàng dâu việt miệt mài gieo yêu thương trên đất Bỉ
- Phóng viên, biên tập viên Phương Huyền: Hãy để mỗi đứa trẻ được lớn lên với ước mơ hạnh phúc
-
Gỡ bỏ rào cản để người khuyết tật có thể đóng phim
-
Cần giải pháp đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa ở TPHCM
-
Truyện ngắn - Câu chuyện của đêm
- Truyện ngắn - Một cuộc đời tươi đẹp
- Truyện ngắn - Về nghe sóng vỗ
- Truyện ngắn - Chuyến xe cuối ngày
- Truyện ngắn - Thế giới phẳng lệch nghiêng
-
Ô Sin: Biểu tượng về người phụ nữ kiên cường, nghị lực và giàu tình yêu thương
- Amores perros (Tình yêu đau khổ): Góc khuất của một xã hội
- Một đêm cho một đời
- Bang bang: Ca khúc phá vỡ khuôn mẫu
- Điều cuối cùng của giáo dục là tình người
- Ô Sin: Biểu tượng về người phụ...
- Chương trình “Con đường lịch sử”...
- 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du...
- Canh cánh nỗi lo bảo vật hư hỏng vì...
-
Cô gái H’Mông và những cuộn vải lanh “gia bảo”
15-12-2024 07:08Vàng Thị Dế tự hào là cô gái đầu tiên của xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được đi học đại học
-
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan Sáo, Kèn điện tử
14-12-2024 22:16Hội Âm nhạc TPHCM và các đối tác lần đầu tổ chức Liên hoan Sáo, Kèn điện tử 2024.
-
Khám phá thế giới đảo ngược trong mắt thầy trò họa sĩ Đại Giang - Tuấn Định
14-12-2024 18:01Triển lãm mỹ thuật “Nghệ thuật đảo ngược V.UPSIDEDOWNISM 2024” của họa sĩ Đại Giang và họa sĩ Tuấn Định.
-
Xem “Khoảnh khắc cuộc sống” qua ống kính điện thoại thông minh
14-12-2024 13:36Trung tâm Thông tin Triển lãm TPHCM tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Khoảnh khắc cuộc sống".
-
Truyện ngắn - Câu chuyện của đêm
14-12-2024 06:32Dường như đêm không ngủ. Trong u tối thăm thẳm, bầy côn trùng trò chuyện với nhau. Đêm dịu ngọt, mát lành như vốc nước mưa.
-
Huyện Củ Chi ra mắt không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống
13-12-2024 12:36Huyện Củ Chi ra mắt không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép” - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân.
-
Tươi tắn dòng kênh xanh Nhiêu Lộc
13-12-2024 08:47Nhìn lại những đổi thay của Sài Gòn - TPHCM, bạn thấy thú vị nhất là công trình nào? Với tôi, đó là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
-
Cần giải pháp đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa ở TPHCM
13-12-2024 07:32Thay đổi cách nghĩ văn hóa chỉ có tiêu tiền, phát triển công nghệ số, xây dựng nguồn nhân lực và không gian sáng tạo...
-
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
12-12-2024 20:09Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bài ca không quên" chủ đề "Vì nhân dân quên mình" kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.
-
Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
12-12-2024 17:23Lễ hội điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ, TP Huế vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.
-
Juno (2007): Lựa chọn của người phụ nữ
12-12-2024 07:37Khai thác một chủ đề nhạy cảm là mang thai ở tuổi teen, tác phẩm của đạo diễn Jason Reitman đưa ra góc nhìn về quyền tự quyết của nữ giới.
-
Lần đầu in mới nhiều tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
11-12-2024 13:29Tiểu thuyết "Tiền bạc, bạc tiền" của nhà văn Hồ Biểu Chánh được xuất bản lần đầu vào năm 1925, đến nay, tác phẩm mới được in mới trở lại.
-
Văn nghệ sĩ và những thôi thúc sáng tác sau các chuyến “về nguồn”
11-12-2024 08:20Trở về từ hành trình Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ, thạc sĩ Phạm Thái Bình đã sáng tác bài Về Điện Biên...
-
Người thổi hồn vào những cánh hoa vải ruy-băng
10-12-2024 07:14Bén duyên với nghề thêu hoa vải ruy-băng từ năm 2013, đến nay, hành trang của Trần Đường là nhiều dự án hợp tác cùng các nhà thiết kế nổi tiếng.
-
Một Nguyễn Nhật Ánh vừa quen vừa lạ trong "Tiệm sách của nàng"
09-12-2024 19:55Trong truyện dài mới "Tiệm sách của nàng", nhiều điều thân quen từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã trở lại, kết hợp cùng các thử nghiệm mới..
-
Quảng Nam: Nỗ lực giữ di tích không trở thành phế tích
09-12-2024 06:50Vùng đất Quảng Nam in đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa cổ, tuy nhiên nhiều di tích đang xuống cấp rất nhanh, dần trở thành phế tích.
-
Truyện ngắn - Một cuộc đời tươi đẹp
08-12-2024 18:41Tờ giấy trên tay Khuê mỏng tang, nhẹ hẫng mà sao cô thấy lòng trĩu nặng khi nhìn vào dòng chữ kết quả được in đậm.
-
Ảnh "giả" đừng mong tình thật
08-12-2024 14:42AI hay những trò lừa đảo dưới hình thức này khác đều là sản phẩm "sáng tạo" của con người, từ con người mà ra cả. Chẳng phải thế sao?
PNO - Các nghệ sĩ cải lương luôn dành cho Quốc Thanh một sự trân trọng, suốt thời gian tồn tại, rạp hát này đã từ chối rất nhiều lời mời chuyển đổi thành rạp chiếu phim, ưu tiên “dành đất sống” cho cải lương.
100 năm cải lương - Ký ức một thuở vàng son 100 năm hình thành và phát triển, cải lương đã trải qua những thăng trầm - từng bước lên ngôi cao vinh quang, đánh bại cuộc xâm lấn của điện ảnh từ Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ; từng chịu cảnh eo sèo. Đứng ở cột mốc 100 năm, nhìn lại, có những tên gọi mà khi nhắc đến là như đi vào khu vườn ký ức với nhiều cảm xúc đan xen, lẫn lộn. Bài 1: Rạp Hưng Đạo: đại bản doanh của Thanh Minh - Thanh Nga Bài 2: Olympic quanh năm sáng đèn Bài 3: Rạp Nguyễn Văn Hảo - những dấu son trong ký ức người Sài Gòn |
Ra đời sau rạp Hưng Đạo không lâu, rạp Quốc Thanh gắn liền với đoàn cải lương Dạ Lý Hương khi ở đỉnh vinh quang lẫn khi sang bên kia dốc. Các nghệ sĩ cải lương luôn dành cho Quốc Thanh một sự trân trọng đặc biệt, bởi suốt thời gian tồn tại, rạp hát này đã từ chối rất nhiều lời mời hấp dẫn - chuyển đổi thành rạp chiếu phim - để ưu tiên “dành đất sống” cho cải lương.
Chủ rạp Quốc Thanh là bà Tiêu Thị Mai, người gốc Bạc Liêu, nên dù lớn lên ở Tây Ninh, bà Mai vẫn có tình yêu đặc biệt đối với cải lương. Xây dựng rạp Quốc Thanh với 1.000 chỗ ngồi, sân khấu đại vĩ tuyến và hệ thống máy lạnh hiện đại nhất thời bấy giờ, bà Mai đã thuyết phục được bầu Xuân đưa đoàn Dạ Lý Hương về diễn thường trực tại đây.
Những nghệ sĩ trên sân khấu Dạ Lý Hương thời kỳ đầu |
Nhắc về đoàn Dạ Lý Hương, các nghệ sĩ có chung nhận xét: “Thập niên 1960, cải lương Sài Gòn chỉ có Dạ Lý Hương mới so sánh được với Thanh Minh - Thanh Nga. Từng có thời gian, Dạ Lý Hương không có đối thủ về số lượng tuồng tích. Ra tuồng nhiều, nhưng Dạ Lý Hương cũng chọn rất kỹ, nghệ sĩ tập luyện nghiêm túc, bài bản.
Khác với nhiều bầu gánh thời bấy giờ, bầu Xuân sống chan hòa, gần gũi mọi người, không phân biệt họ là nghệ sĩ tên tuổi, diễn viên mới vào nghề hay công nhân, hậu đài. Nhưng trong công việc, ông lại rất khắt khe. Tập tuồng không được đi trễ. Diễn cương, nói thêm lời ngoài kịch bản, bị khán giả phản ứng, sẽ phải bồi thường danh dự thương mại cho bảng hiệu”.
Nghề làm bầu đến với ông Xuân như định mệnh. Là chủ hãng giấy Kiss Me và kinh doanh ngành xây dựng, nhưng mê cải lương, ông Xuân có nhiều bằng hữu là những soạn giả nổi tiếng. Họ đã xui ông mua lại xác một gánh hát cũ và làm bầu. Bầu Xuân đã đầu tư rất mạnh cho Dạ Lý Hương. Ông mời các đào kép nổi danh như Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Thành Được, Ngọc Giàu, Trang Bích Liễu… và những soạn giả giỏi như Hà Triều, Hoa Phượng, Thiếu Linh, Viễn Châu… về đoàn.
Tuyệt tình ca - một trong những tuồng cải lương nổi tiếng của đoàn Dạ Lý Hương |
Ông còn thành lập một ê-kíp cùng ông đảm đương gánh hát. Tuồng tích của Dạ Lý Hương mang đậm hơi thở xã hội, với những câu chuyện gần gũi tâm lý, tình cảm của công chúng. Nỗi buồn con gái, Cho trọn cuộc tình, Tuyệt tình ca (Ông cò quận 9), Se cát Biển Đông, Lệnh của bà, Lấy chồng xứ lạ, Con ma nhà họ Hứa… đều thu hút khán giả.
Đỉnh cao của Dạ Lý Hương và Quốc Thanh vào khoảng năm 1966, khi nghệ sĩ Hùng Cường về đoàn và kết hợp với cô đào Bạch Tuyết - sự kết hợp được ví như “cơn sóng thần”, có sức hút đặc biệt với công chúng. Các xuất hát không còn chỗ trống, thậm chí một ngày hát hai xuất, khán giả vẫn cứ nghẹt cứng. Nhiều nghệ sĩ kể, thời đó, bầu Xuân phải dùng cả bao bố để đựng tiền bán vé. Bạch Tuyết - Hùng Cường đã đưa Dạ Lý Hương thành đoàn hát không đối thủ ở Sài Gòn.
Năm 1968, cải lương Sài Gòn rơi vào cảnh cực kỳ khó khăn, nhờ vốn mạnh, bầu Xuân vẫn giữ được thương hiệu và duy trì các xuất hát. Cũng ở giai đoạn này, trước sức tấn công của phim kiếm hiệp Hồng Kông, nhiều rạp hát bắt đầu sửa chữa hoặc cho thuê làm rạp chiếu phim, riêng Quốc Thanh vẫn “chung thủy” với cải lương. Nhiều đoàn hát giải tán, một mình Dạ Lý Hương không thể đảm đương các xuất hát liên tục ở Quốc Thanh, bà Tiêu Thị Mai đã bỏ tiền lập gánh hát để giữ cho Quốc Thanh trụ vững.
Ban đầu là Tiếng hát dân Việt, rồi đến Thái Dương. Từ gánh hát đầu tiên, Thái Dương phát triển thành 3 đoàn: Thái Dương 1, 2, 3 với hàng trăm diễn viên; luân phiên biểu diễn ở Quốc Thanh và chia nhau đi lưu diễn miền Tây, miền Trung. Chưa kịp thực hiện ý định lập tiếp Thái Dương 4, bà Tiêu thị Mai bị cướp giết. Ba đoàn Thái Dương tan rã.
Cũng trong năm này, Bạch Tuyết - Hùng Cường rời Dạ Lý Hương để lập đoàn cải lương Bạch Tuyết - Hùng Cường. Các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Hải, Dũng Thanh Lâm… cũng chuyển sang đoàn hát khác khi hết hợp đồng với bầu Xuân.
Tuồng Đời cô Lẻ trên sân khấu Thái Dương năm 1971 |
Không còn nghệ sĩ tên tuổi, Dạ Lý Hương phải mời thêm nghệ sĩ tăng cường. Nghệ sĩ Thanh Nga cũng về hát cho Dạ Lý Hương và có mặt ở xuất hát cuối cùng vào tháng 10/1974. Không rõ vô tình hay hữu ý, đêm đó, bầu Xuân cho hát tuồng Người thua cuộc của soạn giả Nguyên Thảo. Cả khán phòng Quốc Thanh chỉ có chừng 300 khán giả. Sau xuất hát, nghệ sĩ Thanh Nga từ chối nhận thù lao, để bầu Xuân có chi phí cho các công nhân, hậu đài…
Sau năm 1975, bầu Xuân lập lại bảng hiệu Dạ Lý Hương, nhưng không thành công. Ông về chùa Nghệ Sĩ (Nhựt Quang Tự), cùng với NSND Phùng Há quản lý, trông coi ngôi chùa, mộ phần của các nghệ sĩ và tham gia hoạt động từ thiện do NSND Phùng Há khởi xướng.
Năm nay đã hơn 80 tuổi, bầu Xuân là ông bầu cuối cùng trong số các bầu show nổi tiếng của thập niên 1960 vẫn còn sống; nhưng gần đây, ông rất yếu, nói chuyện khó khăn, lúc nhớ lúc quên. Ký ức về thời vàng son của Dạ Lý Hương cũng chẳng còn bao nhiêu. Ông chỉ nhớ mình từng có gánh hát với cả trăm nghệ sĩ, nhân viên; diễn ở Quốc Thanh hay ở đâu, đoàn hát của ông cũng được khán giả mến mộ. Có người không mua được vé, đứng chờ mãi, trông cho người gác cửa chịu nhận tiền, cho vô, xếp cho cái ghế xúp gần sân khấu để ngắm thần tượng.
Cinestar Quốc Thanh buổi tối đầy sắc màu và nhộn nhịp |
Bầu Xuân giờ không còn đủ sức đi từ Gò Vấp ra trung tâm thành phố để nhìn lại rạp Quốc Thanh - nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của ông. Không biết, nếu trở lại đó, ông sẽ vui hay buồn? Quốc Thanh giờ vẫn nhộn nhịp, buổi tối đầy sắc màu rực rỡ. Có điều, ở đó không còn ai hát cải lương. Quốc Thanh giờ đã trở thành một trong những cụm rạp chiếu phim hiện đại, tiện nghi của Cinestar.
Bà Tiêu Thị Mai mất từ năm 1971, nhưng cho đến thập niên 1990, Quốc Thanh vẫn là địa chỉ quen thuộc của khán giả và các đoàn cải lương. Cho đến khi cải lương vắng khách, các đoàn đóng cửa, chỉ còn duy nhất đoàn Trần Hữu Trang thì Quốc Thanh được ông bầu Phước Sang thuê làm điểm diễn kịch, sau đổi thành trung tâm tiệc cưới, rồi thành rạp chiếu phim. Thánh đường Quốc Thanh của cải lương đã mất.
Thảo Vân
Chia sẻ bài viết: | Chia sẻ |
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.
Gửi*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
Gửi TIN CÙNG CHUYÊN MỤCTừ khóa » đoàn Cải Lương Dạ Lý Hương
-
Cải Lương Thời Hoàng Kim Đoàn Dạ Lý Hương: YÊU NGƯỜI SAY
-
Cải Lương Thời Hoàng Kim Đoàn Dạ Lý Hương: Nỗi Buồn Con Gái
-
Yêu Người Say (1970) - Đoàn Cải Lương Dạ Lý Hương - YouTube
-
Ông Bầu đoàn Cải Lương Dạ Lý Hương Qua đời - VnExpress Giải Trí
-
Bầu Xuân - ông Chủ đoàn Cải Lương Dạ Lý Hương Từ Trần
-
Vĩnh Biệt ông Bầu Xuân Của đoàn Dạ Lý Hương - Báo Tuổi Trẻ
-
Đoàn Dạ Lý Hương Và Hiện Tượng Hùng Cường, Bạch Tuyết
-
Ông Bầu Huyền Thoại Cuối Cùng Cải Lương Thời Vàng Son Ra đi - PLO
-
Đoàn Dạ Lý Hương Và Hiện Tượng Hùng Cường, Bạch ...
-
Ông Bầu đoàn Cải Lương Dạ Lý Hương Qua đời
-
Ông Bầu Xuân Của đoàn Dạ Lý Hương Dành Hơn 20 Năm Chăm Lo ...
-
Một Thời Thịnh Suy - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG