Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật
Có thể bạn quan tâm
1.1. Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài
- Các hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Ví dụ: sinh sản ở động vật và sinh sản ở thực vật
1.2. Sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân
b. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Sinh sản bằng bào tử
-
Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
-
Ví dụ: Rêu, dương xỉ...
-
Các giai đoạn của sinh sản bằng bào tử:
-
Chu trình sinh sản của rêu
-
-
c. Sinh sản sinh dưỡng
- Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
* Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:Thân bò, thân rễ, thân củ, lá....
- Ví dụ
* Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Nhân giống vô tính
- Ví dụ: Nuôi cấy mô ở thực vật
1.3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Giâm cành
- Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn.
- Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.
b. Chiết cành
Quy trình chiết cành
c. Ghép chồi và ghép cành
- Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non. Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock), cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép (scion). Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.
- Quy trình ghép chồi
d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…)
- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con
- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào
- Quy trình nuôi cấy mô
1.4. Vai trò của sinh sản vô tính
- Đối với đời sống thực vật
- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
- Đối với con người
- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Duy trì được tính trạng tốt
- Nhân nhanh giống cây trồng
- Phục chế các giống cây quý hiếm
Từ khóa » Thuyết Trình Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật
-
Sinh Học 11 Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 41. Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - TopLoigiai
-
Sinh Học 11 Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - HOC247
-
Thuyết Trình Sinh Học Sinh Sản Vô Tính ở động Vật - Tài Liệu Text
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật
-
Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - Tổng Quát Kiến Thức - CungHocVui
-
Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật | SGK Sinh Lớp 11
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 41 (mới 2022 + Bài Tập)
-
Sinh Học 11 Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật
-
Lý Thuyết Sinh11 - : Bài 41: Sinh Sản Vô Tính Ở Thực Vật
-
Lý Thuyết Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật Sinh 11
-
Bài 41: Sinh Sản Vô Tính Ở Thực Vật - HocTapHay
-
Bài 41: Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
-
Ví Dụ Về Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - Luật Hoàng Phi