Bài 42: Hệ Sinh Thái - VOH
Có thể bạn quan tâm
Table of Contents
- I. Lý thuyết về hệ sinh thái
- 1. Khái niệm hệ sinh thái
- 2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
- 3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất
- II. Bài tập luyện tập về hệ sinh thái của hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông
I. Lý thuyết về hệ sinh thái
1. Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống của quần xã), trong đó các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường làm cho hệ sinh thái trở thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hệ sinh thái có kích thước rất đa dạng, có thể nhỏ như một bể cá cảnh hoặc lớn như một khu rừng. Hệ sinh thái lớn nhất chính là Trái Đất (hình 1).
Hình 1: Các hệ sinh thái trên Trái Đất
2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
Cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh (hình 2).
+ Thành phần vô sinh: là môi trường vật lí (sinh cảnh), bao gồm các nhân tố vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
+ Thành phần hữu sinh: là quần xã sinh vật. Tùy theo hình thức dinh dưỡng, người ta chia các loài thành:
- Sinh vật sản xuất: gồm những loài tự dưỡng (có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ). Vd: thực vật, vi sinh vật tự dưỡng…
- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài dị dưỡng. Vd: động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật…
- Sinh vật phân giải: gồm những loài phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ. Vd: nấm, vi khuẩn, một số loài động vật không xương sống…
3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất
3.1 Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái trên cạn: tùy theo điều kiện khí hậu, vùng phân bố trên Trái Đất mà người ta chia thành các loại hệ sinh thái khác nhau, gồm:
+ Vùng nhiệt đới: rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc, sa mạc (hình 3).
+ Vùng ôn đới: rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên, rừng địa trung hải (hình 4).
+ Vùng cận cực: rừng lá kim phương bắc (hình 5.a).
+ Vùng cực: đồng rêu Bắc cực (hình 5.b).
Hình 3: Các hệ sinh thái trên cạn ở vùng nhiệt đới
Hình 4: Các hệ sinh thái trên cạn ở vùng ôn đới
Hệ sinh thái dưới nước: bao gồm
+ Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): các rừng ngập mặn (hình 6.a), cỏ biển, rạn san hô (hình 6.b),… và các hệ sinh thái vùng biển khơi.
+ Các hệ sinh thái nước ngọt gồm: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối,…).
3.2 Các hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do chính con người tạo ra (Vd: đồng ruộng, hồ nước,…).
Để duy trì sự ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái nhân tạo, người ta thường bổ sung thêm nguồn năng lượng và cải tạo HST. Vd: bón phân, tưới nước, diệt có dại trong hệ sinh thái trồng trọt; loại bỏ các loài tảo độc, đánh bắt các loài cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ…
II. Bài tập luyện tập về hệ sinh thái của hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông
Câu 1: Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm các thành phần nào sau đây?
Các chất vô cơ, hữu cơ.
Chế độ khí hậu
Sinh vật sản xuất.
Sinh vật phân giải.
Sinh vật tiêu thụ.
- I, III, IV, V.
- I, II, III, V.
- I, II, III, IV, V.
- II, III, IV, V.
Câu 2: Nhóm sinh vật nào dưới đây không có mặt trong quần xã thì chu trình sinh địa hóa và trao đổi vật chất tự nhiên vẫn có thể diễn ra bình thường?
Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật.
Sinh vật sản xuất và động vật ăn thực vật.
Sinh vật phân giải và động vật ăn động vật.
Sinh vật phân giải.
Câu 3: Các loài sinh vật dưới đây loài nào không phải là sinh vật dị dưỡng?
Nấm mốc.
Dương xỉ.
Sâu đất.
Ruồi muỗi.
Câu 4: Những sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình sản xuất vật chất?
Rong đuôi chó.
Cây thông.
Nấm linh chi
Vi khuẩn lam.
Câu 5: Vai trò của sinh vật phân giải trong hệ sinh thái là
phân giải chất hữu cơ, xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.
giúp sinh vật tiêu thụ dễ dàng chuyển hoá vật chất qua các bậc dinh dưỡng.
tổng hợp chất hữu cơ dạng đơn giản để cung cấp cho chuỗi thức ăn.
khống chế số lượng cá thể trong quần xã.
Câu 6: Năng lượng cần thiết cho mọi cơ thể sống trong hầu hết mọi hệ sinh thái của Trái Đất đều có nguồn gốc chủ yếu từ
nhiệt lượng trong lòng đất.
ánh sáng mặt trời.
các hoạt động dị hoá của sinh vật.
các hoạt động phân giải của vi sinh vật.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở hệ sinh thái mà không có ở quần xã sinh vật?
Có nhiều quần thể.
Có quan hệ dinh dưỡng.
Có quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Bao gồm thành phần vô sinh và hữu sinh.
Câu 8: Từ khái niệm về hệ sinh thái, ta có thể xem mô hình aquaponic là một hệ sinh thái vì
có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
có thành phần loài trong hệ khá phong phú.
có sự tác động điều chỉnh của con người.
trong hệ có sự tương tác của các nhân tố đã hình thành nên một chu trình tuần hoàn vật chất.
Câu 9: Khi nói về các hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên… là các hệ sinh thái trên cạn.
Hệ sinh thái nước mặn vùng ven biển bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…
Sông, suối là các hệ sinh thái nước đứng.
Hệ sinh thái tự nhiên được chia thành 2 loại.
Câu 10: Các kiểu hệ sinh thái cơ bản trên Trái Đất gồm
hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
hệ sinh thái nước đứng và hệ sinh thái nước chảy.
hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn.
Câu 11: Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định thấp nhất?
Rừng Nam Cát Tiên.
Ao nuôi cá.
Sông Đồng Nai.
Thái Bình Dương.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
Tất cả mọi hệ sinh thái trên Trái Đất đều chỉ sử dụng năng lượng mặt trời.
Con tàu vũ trụ được coi là một hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
Nếu con người không cung cấp đầy đủ nước, phân bón… đủ cho hệ sinh thái đồng ruộng thì nó sẽ biến đổi không theo ý muốn của con người.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
Hệ sinh thái nhân tạo cần sự can thiệp của con người để duy trì sự ổn định, hệ sinh thái tự nhiên có thể duy trì sự ổn định mà không cần sự can thiệp của con người.
Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ kín.
Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây có chuỗi thức ăn ngắn nhất?
Hệ sinh thái đồng ruộng.
Hồ cá tự nhiên.
Rừng ôn đới.
Rừng nhiệt đới.
Câu 15: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Một giọt nước ao cũng có thể được coi là một hệ sinh thái.
Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.
Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xã sinh vật.
Câu 16: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Sinh vật tiêu thụ gồm các loài động vật, thực vật và vi khuẩn.
Câu 17: Hệ sinh thái dưới nước bao gồm:
Khu sinh học nước ngọt.
Khu sinh học nước mặn.
Khu sinh học nước đứng.
Khu sinh học nước chảy.
Khu sinh học ven bờ.
Khu sinh học ngoài khơi.
- I và II.
- III và IV.
- V và VI.
- I và III.
Câu 18: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
Bảo vệ các loài thiên địch.
Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
- 3
- 2
- 4
- 5
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp?
Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ kín, hệ sinh thái nhân tạo là hệ mở.
Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng về loài cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên thường có năng suất sinh học cao hơn hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái tự nhiên thường ổn định, bền vững hơn hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 1: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C vì cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm:
+ Thành phần vô sinh: là sinh cảnh, bao gồm các nhân tố lý, hóa của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, các chất vô cơ, hữu cơ trong môi trường…)
+ Thành phần hữu sinh: là quần xã sinh vật, bao gồm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Câu 2: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A.
Để chu trình tuần hoàn vật chất được diễn ra trong trong hệ sinh thái cần có các loài sinh vật sau:
+ Sinh vật sản xuất: có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường, đóng vai trò truyền vật chất và năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.
+ Sinh vật phân giải: có khả năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ để trả lại cho môi trường vô sinh.
Nếu không có sinh vật tiêu thụ, khi sinh vật sản xuất chết đi hoặc phần rơi rụng của sinh vật sản xuất vẫ được phân giải bởi các sinh vật phân giải để trả lại cho môi trường vô sinh → vòng tuần hoàn vật chất vẫn diễn ra bình thường.
Câu 3: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là B vì dương xỉ là sinh vật sản xuất, có khả năng tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất và năng lượng từ môi trường vô sinh).
Câu 4: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C vì nấm linh chi là sinh vật phân giải. Các loài còn lại (rong đuôi chó, thông, vi khuẩn lam) đều là các sinh vật sản xuất.
Câu 5: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A.
Câu 6: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là B
Câu 7: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là D
+ A, B, C sai vì cả quần xã và hệ sinh thái đều có nhiều quần thể, trong đó có mối quan hệ dinh dưỡng, hỗ trợ, cạnh tranh cùng loài và khác loài.
+ D đúng vì quần xã chỉ bao gồm các quần thể sinh vật (thành phần hữu sinh), không bao gồm môi trường vô sinh.
Câu 8: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là D vì trong các thành phần cấu trúc của hệ có sự tương tác với nhau hình thành vòng tuần hoàn vật chất nên hệ thống tương đối ổn định.
Câu 9: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C vì sông, suối thuộc nhóm hệ sinh thái nước chảy.
Câu 10: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A.
Câu 11: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là B vì hệ sinh thái ao nuôi cá là hệ sinh thái nhân tạo, độ đang dạng thấp, khả năng từ điều chỉnh thấp nên cần sự can thiệp của con người như loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ, cung cấp thức ăn… mới có thể duy trì tính ổn định của hệ. Các hệ sinh thái còn lại đều là hệ sinh thái tự nhiên, có tính ổn định cao hơn.
Câu 12: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A
+ A sai vì một số hệ sinh thái không sử dụng năng lượng mặt trời. Ví dụ, các trang trại trồng cây trong nhà, năng lượng cung cấp cho thực vật có thể đến từ các loại ánh sáng đèn nhân tạo.
Câu 13: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A
+ A đúng vì hệ sinh thái tự nhiên có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
+ B sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở vì có khả năng trao đổi vật chất, năng lượng với môi trường.
+ C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
+ D sai vì nhờ sự tác động của con người (các phương pháp canh tác hiện đại, hiệu quả cao, chọn giống năng suất cao…) mà hệ sinh thái nhân tạo thường có năng suất sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 14: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A vì hệ sinh thái đồng ruộng có tính đa dạng thấp nên chuỗi thức ăn ngắn.
Câu 15: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C
+ A đúng vì có sự tương tác giữa các thành phần cấu trúc nên hệ sinh thái là một hệ hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
+ B đúng vì trong giọt nước ao có đầy đủ các thành phần cấu thành hệ sinh thái (thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh như các loài vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn phân giải…).
+ C sai vì hệ sinh thái tự nhiên không cần sự can thiệp của con người để duy trì và nâng cao năng suất của hệ sinh thái.
+ D đúng.
Câu 16: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C.
+ A sai vì ngoài thực vật, các loài vi khuẩn, vi tảo cũng có khả năng tự dưỡng.
+ B sai vì một số loài vi khuẩn (như vi khuẩn lam…) là sinh vật sản xuất.
+ C đúng vì nấm là sinh vật dị dưỡng hoại sinh.
+ D sai vì thực vật và vi khuẩn có thể là sinh vật sản xuất, riêng vi khuẩn còn có thể là sinh vật phân giải.
Câu 17: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là A.
Câu 18: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C gồm I, II, III, IV đúng.
+ V sai vì sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại có thể gây hại cho các loài sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái, tăng tính kháng thuốc của sâu hại, gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người.
Câu 19: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là C vì hệ sinh thái nhân tạo được con người can thiệp với các biện pháp canh tác phù hợp, tạo môi trường sống phù hợp nên thường có năng suất sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
+ A, B, D sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ ổn định, độ đa dạng cao hơn, chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 20: Hướng dẫn giải:
- Phương án đúng là D.
+ A sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở vì có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường sống.
+ B, C, sai vì hệ sinh thái nhân tạo có độ đang dạng thấp hơn nhưng có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: NGUYỄN QUANG VŨ
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TH – THCS – THPT LÊ THÁNH TÔNG
Từ khóa » Hệ Sinh Thái ổn định Nhất
-
Hệ Sinh Thái Nào Sau đây Có Tính ổn định Cao Nhất? - Khóa Học
-
Hệ Sinh Thái Nào Sau đây Có Tính ổn định Cao Nhất?
-
Hệ Sinh Thái Nào Sau đây Có Tính ổn định Cao Nhất
-
Hệ Sinh Thái Nào Sẽ Có Tính ổn định Cao Nhất?
-
Cân Bằng Sinh Thái Là Trạng Thái ổn định Tự Nhiên Của Hệ Sinh Thái?
-
Cân Bằng Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Sinh Thái Là Gì? Ví Dụ Về Hệ Sinh Thái - Luật Hoàng Phi
-
Quần Xã Sinh Vật Nào Trong Các Hệ Sinh Thái Sau được Coi ...
-
Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Và Nguyên Nhân Khiến Hệ Sinh Thái Mất Cân Bằng
-
Hệ Sinh Thái, Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BỀN VỮNG
-
Quần Xã Sinh Vật Nào Trong Các Hệ Sinh Thái Sau được Coi Là ổn định ...
-
So Sánh Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Và Hệ Sinh Thái Nhân Tạo - TopLoigiai