Bài 43 - TỰ HỌC SINH HỌC 12

TỰ HỌC SINH HỌC 12
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật1. Chuỗi thức ăn​Định nghĩa: Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn.
  • Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng:
Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
  • Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:
Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá. Picture 2. Lưới thức ăn​- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. Picture 3. Bậc dinh dưỡng- Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
  • Bậc dinh dưỡng cấp 1 ( sinh vật sản xuất ) gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ của môi trường
  • Bậc dinh dưỡng cấp 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 1 ) gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
  • Bậc dinh dương cấp 3 ( sinh vật tiêu thụ bậc 2 ) gồm các động vật ăn thịt chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 4,5,... ( sinh vật tiêu thụ bậc 3, 4,...) gồm các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc 3,...) Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
II. Tháp sinh thái.​Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.- Có 3 loại tháp sinh thái.
​+ Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. ​ Picture + Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. Picture ​+ Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. Picture
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started
  • Trang chủ
  • Phần 5 : Di truyền học
    • Chương 1 : Cơ chế di truyền và biến dị >
      • Bài 1
      • Bài 2
      • Bài 3
      • Bài 4
      • Bài 5
      • Bài 6
    • Chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền >
      • Bài 8
      • Bài 9
      • Bài 10
      • Bài 11
      • Bài 12
      • Bài 13
    • Chương 3: di truyền học quần thể >
      • Bài 16
    • Chương 4 : Ứng dụng di truyền học >
      • Bài 18
      • Bài 19
      • Bài 20
    • Chương 5 : Di truyền học người >
      • Bài 21
      • Bài 22
      • Bài 23
  • Phần 6: Tiến hóa
    • Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
    • Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
  • Phần 7: Sinh thái học
    • Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
    • Chương 2: Quần xã sinh vật
    • Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
  • Liên hệ

Từ khóa » Sinh Vật Tiêu Thụ Bậc 3