Bài 44: Sự Phát Triển Của Sinh Giới Qua Các đại địa Chất (Nâng Cao)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 44 trang 182: Xem bảng 44 và chỉ ra đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình của các đại và kỉ cũng như mối tương quan giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật.
Lời giải:
a. Đặc điểm của các đại và kỉ:
* Đại Thái cổ:
– Bắt đầu cách nay 3500 triệu năm, kéo dài 1000 triệu năm.
– Vỏ Trái Đất chưa ổn định.
– Hóa thạch và nhân sơ cổ nhất.
* Đại Nguyên sinh:
– Cách đây 2500 triệu năm, kéo dài 1958 triệu năm.
– Phân bố lại đại lục và đại dương, tích lũy ôxi trong khí quyển.
– Hóa thạch sinh vật nhân thực, động vật cổ nhất. Động vật không xương sống thấp ở biển và các loài tảo.
* Đại Cổ sinh:
– Kỉ Cambri: Bắt đầu cách đây 542 triệu năm. Phân bố đại lục và đại dương khác ngày nay; khí quyển nhiều CO2. Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo.
– Kỉ Ocđôvit: Cách đây 488 triệu năm. Di chuyển lục địa; băng hà; mực nước biển giảm, khí hậu khô. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị.
– Kỉ Silua: Bắt đầu cách đây 444 triệu năm. Hình thành lục địa, mực nước biển dâng cao, khí hậu nóng và ẩm. Cây có mạch và động vật lên cạn.
– Kỉ Đêvôn: Bắt đầu cách đây 416 triệu năm. Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng; phân hóa cá xương.
– Kỉ Cacbon (Than đá): Bắt đầu cách đây 360 triệu năm. Đầu kỉ ẩm nóng, sau lạnh khô. Dương xỉ phát triển mạnh; thực vật có hạt xuất hiện; lưỡng cư ngự trị; phát sinh bò sát.
– Kỉ Pecmi: Bắt đầu cách đây 300 triệu năm. Các lục địa liên kết với nhau; bang hà; khí hậu khô lạnh. Phân hóa bò sát, côn trùng.
* Đại Trung sinh:
– Kỉ Triat (Tam điệp): Cách đây 250 triệu năm. Lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Cây hạt trần ngự trị, phát sinh thú và chim.
– Kỉ Jura: Bắt đầu cách đây 200 triệu năm. Hình thành 2 lục địa Bắc và Nam, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa chim.
– Kỉ Krêta (Phấn trắng): Bắt đầu cách đây 145 triệu năm. Các lục địa bắc liên kết với nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô. Xuất hiện thực vật có hoa; tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
* Đại Tân sinh:
– Kỉ Đệ tam (Thứ ba): Cách đây 65 triệu năm. Các lục địa gần giống hiện nay, khí hậu ấm áp, cuối kỉ lạnh. Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị, phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng.
– Kỉ Đệ tứ (Thứ tư): Bắt đầu cách đây 1,8 triệu năm. Băng hà, khí hậu lạnh và khô. Xuất hiện loài người.
b. Sự tiến hóa của sinh vật có liên quan với điều kiện địa chất khí hậu qua các thời đại và kỉ địa chất. Ví dụ:
– Ở kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh khí hậu ấm áp dần đến thực vật có hoa, các động vật (nhất là côn trùng) phát triển và phân hóa nhiều, đa dạng.
– Cuối kỉ Phấn trắng nhiều bò cổ bị tuyệt diệt do khí hậu khô, nhiều thiên thạch va chạm vào Trái Đất.
– Ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh, hình thành hai lục địa, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp do đó cây hạt trần, bò sát cổ phát triển mạnh và ngự trị.
– Ở kỉ Pecmi đại Cổ sinh, liên kết đại lục, biển thu hẹp, băng hà, khí hậu khô lạnh dẫn đến tuyệt diệt nhiều động vật biển.
Bài 1 trang 184 sgk Sinh học 12 nâng cao: Tại sao hóa thạch là bằng chứng của tiến hóa?
Lời giải:
Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa do hóa thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. Bằng phương pháp địa tầng học và phương pháp đo thời gian phân rã của các nguyên tố phóng xạ, người ta có thể xác định được tuổi của địa tầng, từ đó xác định được tuổi của hóa thạch và ngược lại.
Bài 2 trang 184 sgk Sinh học 12 nâng cao: Người ta căn cứ vào đâu để tính tuổi của hóa thạch?
Lời giải:
– Để xác định tuổi tương đối của lớp đất đá cũng như hóa thạch chứa trong đó, người ta thường căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích phủ lên nhau theo thứ tự từ nông tới sâu. Lớp càng sâu có tuổi cổ hơn, nhiều hơn so với lớp nông.
– Để xác định tuổi tuyệt đối người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ vào thời gian bán rã của một số chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch.
– Đối với hóa thạch tương đối mới người ta dùng cacbon 14 để xác định tuổi.
– Đối với các hóa thạch cổ xưa, có tuổi hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ năm, người ta dùng urani 238 để xác định.
Bài 3 trang 184 sgk Sinh học 12 nâng cao: Nêu các sinh vật điển hình của các kỉ.
Lời giải:
Đại | Kỉ | Tuổi (triệu năm cách đây) | Sinh vật điển hình |
---|---|---|---|
Thái cổ | 3500 | Hóa thạch và nhân sơ cổ nhất | |
Nguyên sinh | 2500 | Hóa thạch sinh vật nhân thực, động vật cổ nhất. Động vật không xương sống thấp ở biển và các loài tảo. | |
Cổ sinh | Cambri | 542 | Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo. |
Ocđôvic | 488 | Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị, tuyệt diệt nhiều sinh vật. | |
Silua | 444 | Cây có mạch và động vật lên cạn. | |
Đêvôn | 416 | Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng. | |
Cacbon (Than đá) | 360 | Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. | |
Pecmi | 300 | Phân hóa bò sát, côn trùng; tuyệt diệt nhiều động vật biển. | |
Trung sinh | Triat (Tam điệp) | 250 | Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh chim và thú. |
Jura | 200 | Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim. | |
Krêta (Phấn trắng) | 145 | Xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa động vật có vú, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. | |
Tân sinh | Đệ tam (Thứ ba) | 65 | Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị, phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng. |
Đệ tứ (Thứ tư) | 1,8 | Xuất hiện loài người. |
Bài 4 trang 184 sgk Sinh học 12 nâng cao: Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật qua các kỉ địa chất. Cho một số ví dụ.
Lời giải:
Sự tiến hóa của sinh vật có liên quan với điều kiện địa chất khí hậu qua các thời đại và kỉ địa chất. Ví dụ:
– Ở kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh khí hậu ấm áp dần đến thực vật có hoa, các động vật (nhất là côn trùng) phát triển và phân hóa nhiều, đa dạng.
– Cuối kỉ Phấn trắng nhiều bò cổ bị tuyệt diệt do khí hậu khô, nhiều thiên thạch va chạm vào Trái Đất.
– Ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh, hình thành hai lục địa, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp do đó cây hạt trần, bò sát cổ phát triển mạnh và ngự trị.
– Ở kỉ Pecmi đại Cổ sinh, liên kết đại lục, biển thu hẹp, băng hà, khí hậu khô lạnh dẫn đến tuyệt diệt nhiều động vật biển.
Bài 5 trang 184 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Trung sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.
Lời giải:
Đáp án B
Bài thu hoạch
– Sự giống nhau giữa người và thú:
Người | Thú | |
---|---|---|
Bằng chứng giải phẫu học so sánh | Bộ xương làm cái khung để nâng đỡ cơ thể, gồm 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi. Có nội quan sắp xếp giống nhau, răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm. Có lông mao che phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa Người có các cơ quan lại tổ: ruột thừa, vành tai nhọn, có đuôi, lông rậm khắp người… | |
Bằng chứng phôi sinh học so sánh | Định luật phát sinh sinh vật: “Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài”. VD: Giai đoạn phôi sớm của người (5 – 6 tháng tuổi) giống phôi thú như có lông mao bao phủ toàn thân, có đuôi, có nhiều đôi vú, hai tháng trước khi sinh lớp lông này rụng đi. Hiện tượng lại tổ: là hiện tượng trở lại tính chất của tổ tiên động vật do sự phát triển không bình thường của phôi. VD: người có đuôi, lông rậm… | |
Kết luận | Cấu tạo cơ thể người có nhiều đặc điểm chung với động vật có xương sống, nhất là lớp thú. Loài người thuộc giới Động vật, ngành Dây sống, phân ngành Động vật có xương sống, lớp Thú. |
– So sánh giữa người và vượn người ngày nay:
Người | Vượn | ||
---|---|---|---|
Giống nhau | – Có hình dạng, kích thước cơ thể gần giống nhau (cao 1,5 – 2m, nặng trung bình 70 – 200kg), không có đuôi, đi bằng 2 chân. – Bộ xương có 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt sống cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. – Có 4 nhóm máu: A, B, AB, O, có hemoglobin giống nhau. – Bộ gen của người và tinh tinh giống nhau trên 98%. – Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai giống nhau, chu kì kinh nguyệt 28 – 30 ngày, thời gian mang thai 270 – 275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm. – Vượn người có một số tập tính giống người: biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ… biết dùng cành cây để lấy thức ăn. | ||
Khác nhau | Hình dạng xương | Cột sống cong hình chữ S, lồng ngực rộng ngang, xương chậu rộng. Tay chân phân hóa: tay ngắn hơn chân, tay có ngón cái lớn, linh hoạt, thích nghi với việc cầm nắm, sử dụng công cụ; chân có gót không kéo dài, ngón chân ngắn, ngón cái không đối diện với các ngón khác, thích nghi với kiểu đứng thẳng, đi trên mặt đất. | Cột sống cong hình cung, lồng ngực hẹp ngang, xương chậu hẹp. Tay chân chưa phân hóa: tay dài hơn chân, chân có gót kéo dài, đi bằng hai chân hơi khom, tay phải tì xuống dưới đất, chúng có thể dùng chân để cầm nắm và leo trèo. |
Não bộ | Não lớn. Phần sọ lớn hơn phần mặt. Thùy trán não người phát triển rộng, gấp 2 lần so với vượn người. Vỏ não có nhiều nếp nhăn, nhiều khúc cuộn, có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói. Hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói và chữ viết), khả năng tư duy trìu tượng. | Não nhỏ. Mặt dài, lớn hơn sọ. Không có hệ thống tín hiệu thứ hai, không có khả năng tư duy trìu tượng. | |
Đặc điểm xương mặt | Xương hàm nhỏ, bộ răng bớt thô, răng nanh kém phát triển, góc quai hàm bé, xương hàm dưới có lồi cằm. | Xương hàm to, bộ răng thô khỏe, răng nanh phát triển, góc quai hàm thô, xương hàm dưới không có lồi cằm, thích nghi chủ yếu với thức ăn thực vật. |
– Kết luận về nguồn gốc loài người:
Người và vượn người có quan hệ thân thuộc, gần gũi. Chúng đều thuộc bộ linh trưởng và có chung nguồn gốc, chung tổ tiên nhưng tiến hóa theo hai hướng khác nhau và vượn người hiện nay không phải là tổ tiên của người.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1159
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Sự Kiện Xảy Ra ở đại Tân Sinh
-
Đại Tân Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trong Lịch Sử Phát Triển Của Sinh Giới Qua Các ... - Trắc Nghiệm Online
-
Sự Kiện đáng Chú ý Nhất ở đại Tân Sinh Về Sự Phát Triển Của Sinh Vật Là
-
Sự Kiện đáng Chú ý Nhất ở đại Tân Sinh Về Sự Phát ...
-
Trong Lịch Sử Phát Triển Của Sinh Giới Qua Các đại địa Chất ... - Học Tốt
-
Sự Phát Triển Của Sinh Vật (Có đáp án) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Nổi Bật Của đại Tân Sinh Là Sự Phát Triển Phồn Thịnh Của:
-
Trong Lịch Sử Phát Triển Của Sinh Vật Trên Trái Đất, Loài Người X
-
Bài 33: Sự Phát Triển Của Sinh Giới Qua Các Đại Địa Chất
-
Trắc Nghiệm Sinh 12 Bài 33 Có đáp án (Phần 2) - TopLoigiai
-
Đề Kiểm Tra 15 Phút - Đề Số 3 - Chương II - Phần Tiến Hóa - Sinh 12
-
Bài 33: Sự Phát Triển Của Sinh Giới Qua Các đại địa Chất - VOH
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 12 – Chương Trình ôn Thi Tốt Nghiệp
-
Đại Tân Sinh Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe