BÀI 486 - CÂY BỌ MẮM CHỮA BỆNH GÌ? - Dược Liệu Từ Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Cây Bọ Mắm là cây thuốc nam được dân gian sử dụng phổ biến từ lâu trong việc điều trị ho lâu năm, viêm phế quản kéo dài. Hiện nay cây được biết đến như là một loại thảo dược điều trị các bệnh đường hô hấp như bệnh ho, lao phổi, viêm phế quản rất hiệu quả.
- Mô tả cây bọ mắm
- Hình ảnh cây bọ mắm
- Khu vực phân bố
- Bộ phận dùng và thu hái
- Cách chế biến cây bọ mắm thành thuốc
- Tác dụng của cây bọ mắm
- Cách sử dụng cây bọ mắm
- Cây bọ mắm chữa bệnh gì?
- Cây bọ mắm chữa bệnh viêm sưng vú, tụ máu do chấn thương
- Cây bọ mắm chữa bệnh viêm mũi sưng đau
- Cây bọ mắm chữa bệnh ho, đau họng, viêm họng
- Cây bọ mắm chữa bệnh đau và sâu răng
- Cây bọ mắm chữa bệnh ho lao, ho lâu ngày
- Cây bọ mắm chữa bệnh viêm phế quản
- Cây bọ mắm chữa bệnh tiểu buốt, tắc tia sữa
- Cây bọ mắm chữa bệnh lao phổi
- Cây bọ mắm chữa bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP
- Đối tượng sử dụng
- Lưu ý khi sử dụng cây bọ mắm
Mô tả cây bọ mắm
Cây có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica thuộc họ gai (Urticaceae) có các tên gọi khác như: cây bọ mắm, cỏ dòi, cây dòi họ, đại kích biển. Thường được giã nát cho vào chum vại, nếu không sẽ sinh ra dòi bò.
Hình ảnh cây bọ mắm
Cây bọ mắm là cây thân thảo, cành mềm, xung quanh có lông mịn bao phủ. Lọc mọc theo dạng so le, nhưng có một vài chỗ mọc theo kiểu đối xứng, hình mác hẹp. Dài 4 đến 9cm, rộng 1,5 đến 2,5cm. Hai mặt của lá đều có lông nhưng mặt dưới có số lượng lông nhiều hơn. Hoa không có cuống, mọc thành cụm ngay các kẽ lá.
Khu vực phân bố
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và bán đảo Đông Dương trải dài xuống Malaysia và Philippin.
Cây thường mọc ở các nơi như đồng ruộng, ven rừng, bên ven đường và cả trong sân vườn. Toàn cây đều có chứa chất nhầy.
Bộ phận dùng và thu hái
Hoa, lá, thân và rễ là 3 bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc.
Cây thu hoạch được tất cả các mùa trong năm, nhưng đỉnh điểm nhất là vào tháng 5 đến tháng 8, vì lúc này cây phát triển mạnh nhất. Thu hoạch vào thời điểm này đảm bảo thảo dược sẽ chứa toàn bộ tinh chất.
Cách chế biến cây bọ mắm thành thuốc
- Sau khi hái về, rửa sạch
- Cắt khúc rồi cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần
Tác dụng của cây bọ mắm
- Dược liệu tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ho lâu ngày, lao phổi, viêm họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi.
- Cây còn giúp hỗ trợ điều trị viêm vú, viêm mũi.
- Có tính sát khuẩn cực mạnh giúp điều trị mụn nhọt, làm tan máu bầm.
- Chứa chất oxy hóa giúp ngăn chặn và ức chế các tế bào gốc tự do phát triển và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, ngăn chặn sự hình thành khối u.
- Khả năng cao điều trị chứng đái rắt, đái buốt.
- Ngăn chặn cơn đau răng.
- Điều trị giang mai, bệnh lậu, rắn độc cắn.
Cách sử dụng cây bọ mắm
- Lấy 10 – 20 gram bọ mắm khô, rửa qua bằng nước sạch.
- Sau đó sao vàng hạ thổ, cho vào 600ml nước, sắc cạn còn 200ml nước rồi sử dụng làm thức uống hằng ngày.
Cây với tính mát, vị ngọt nhẹ, rất dễ sử dụng.
Ngoài ra, có thể giã nhỏ phần lá để đắp vào những chỗ mụn nhọt, sưng vú, rắn độc cắn để nhanh chóng hết bệnh.
Cây bọ mắm chữa bệnh gì?
Từ xa xưa, dân gian đã áp dụng rộng rãi và phổ biến loại thảo dược này để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp điển hình là ho, viêm phế quản, đau họng … Ngày nay các nhà lương y vẫn sử dụng những bài thuốc dân gian bên cạnh đó còn nghiên cứu ra những bài thuốc mới phát hiện thảo dược còn có nhiều tác dụng khác.
Cây bọ mắm chữa bệnh viêm sưng vú, tụ máu do chấn thương
Dùng 1 nắm thuốc thảo dược rửa sạch, để ráo nước và giã nát đắp trực tiếp vào các vùng tổn thương, sưng đau. Thực hiện đến khi các triệu chứng giảm hẳn và hết viêm, đau nhức.
Cây bọ mắm chữa bệnh viêm mũi sưng đau
Nguyên liệu: 15 đến 20 gram lá thảo dược. Rửa sạch nguyên liệu để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn. Để ráo và sau đó mang đi giã nát cho thêm vài hạt muối vào chắt lấy nước. Rồi dùng bông tăm thấm hỗn hợp thoa vào niêm mạc mũi. Liên tục thực hiện 3 đến 4 lần trong vài ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.
Cây bọ mắm chữa bệnh ho, đau họng, viêm họng
Dùng 10 đến 20 gram thảo dược rửa sạch và sắc với nước để uống.
Hoặc có thể dùng 20 đến 30 gram hoa hoặc lá thảo dược rửa sạch rồi giã nát thêm vài hạt muối. Chắt lấy nước cốt ngậm rồi nuốt dần đến khi các triệu chứng ho, đau họng, đờm giảm hẳn. Sử dụng trong vòng liên tục 7 ngày.
Cây bọ mắm chữa bệnh đau và sâu răng
Dùng 1 nắm lá dược liệu tươi đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn. Để ráo rồi giã nát đắp vào chỗ bị sâu răng. Sau vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại.
Cây bọ mắm chữa bệnh ho lao, ho lâu ngày
Chuẩn bị 40 gram thảo dược khô, sắc kỹ với nước đến khi keo lại thành cao lỏng rồi cho thêm mật ong rừng nguyên chất vào. Mỗi lần sử dụng 10 đến 15ml, chia ra sử dụng 3 đến 4 lần trong ngày.
Cây bọ mắm chữa bệnh viêm phế quản
Sử dụng lá bọ mắm tươi rửa sạch để ráo nước sau đó cho trực tiếp vào miệng và nhai trực tiếp nuốt lấy nước nhổ phần bã ra. Sử dụng sau vài ngày tình trạng viêm phế quản sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cây bọ mắm chữa bệnh tiểu buốt, tắc tia sữa
Chuẩn bị 30 đến 40 gram dược liệu. Đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi rửa lại với nước bình thường. Sắc kỹ với nước uống hàng ngày có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác như cây cỏ sữa để tăng thêm độ hiệu quả.
Cây bọ mắm chữa bệnh lao phổi
Chuẩn bị 2 nguyên liệu sau: cây bọ mắm và cây long thảo dơi. Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang. Vì là cây thuốc nam nên cần người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài thì mới phát huy được hết tác dụng.
Cây bọ mắm chữa bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP
Sử dụng lá thảo dược 100 gram đem rửa sạch đảm bảo các tạp chất, bụi bẩn được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó xay nhuyễn và cho thêm 250ml nước. Lọc lấy phần nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 lần. Có thể dùng lá tươi hoặc khô đều được.
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Người bị viêm vú, viêm mũi.
- Người bị mụn nhọt, ứ máu, rắn độc cắn.
- Người khó tiểu, đái rắt, đái buốt.
- Người bị đau răng.
- Bệnh nhân mắc bệnh giang mai, bệnh lậu.
- Người bình thường nên sử dụng để ngăn chặn bệnh ung thư.
Tìm hiểu thêm về quả kha tử cũng có tác dụng đặc trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây bọ mắm
Để sử dụng thảo dược một cách chính xác và khoa học đạt hiệu quả cao thì nên lưu ý những điều sau đây:
- Muốn sử dụng thảo dược để uống giải nhiệt thì dùng với lượng vừa phải không nên lạm dụng sẽ gây mất chất điện giải từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Khi dùng phải rửa sạch thảo dược để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, đất cát, các vi khuẩn trên thân và lá cây.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng vì có một vài chất chứa trong thảo dược gây động thai và sảy thai.
- Những trường hợp bị tiểu đường, bệnh liên quan đến huyết áp nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Trước khi sử dụng các bài thuốc liên quan đến cây bọ mắm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa bởi vì tùy theo thể trạng và cơ địa của từng người mà các bài thuốc dân gian có thể sẽ không phát huy hết tác dụng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨMHotline: 0939714275tiemthuocbacsaithanhThuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:– Công dụng BỒ CU VẼ– CÂY CHỈ THIÊN CHỮA BỆNH GÌ?
Từ khóa » Bọ Mắm Dược Liệu
-
Bọ Mắm (Cây Thuốc Dòi): Dược Liệu Mọc Hoang Giúp Chữa Ho
-
Cây Thuốc Dòi (Bọ Mắm) & Công Dụng Trị Đau Dạ Dày, Lao Phổi...
-
Công Dụng, Cách Dùng Bọ Mắm - Tra Cứu Dược Liệu
-
BỌ MẮM - Thảo Dược HerbEco
-
Cây Bọ Mắm (Cây Thuốc Dòi) điều Trị Ho Lâu Năm, Viêm Phế Quản ...
-
Cây Bọ Mắm - Kháng Sinh Tự Nhiên điều Trị Ho, Lao Phổi
-
Công Dụng Của Cây Thuốc Dòi - Vinmec
-
Cây Bọ Mắm Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Chữa Bệnh Ho Lao, Viêm Phổi.
-
Cây Thuốc Dòi: Công Dụng, Liều Dùng, Một Số Bài Thuốc & Một Vài Lưu ý
-
Bọ Mắm
-
Cây Bọ Mắm – Kháng Sinh Tự Nhiên Cho Bệnh đường Hô Hấp - Pullaco
-
Cây Bọ Mắm
-
Tap Chi Y Hoc Thanh Pho Ho Chi Minh - UMP
-
Nghiên Cứu Một Số Tác Dụng Dược Lý Thực Nghiệm Của Cây Bọ Mắm ...
-
Cây Bọ Mắm Hỗ Trợ Chữa Ho Lâu Năm, Ho Lao - Dược Liệu Hòa Bình
-
Cây Bọ Mắm Có Tác Dụng Gì? 9 Bài Thuốc Từ Cây Bọ Mắm