Bài 5: Các Nước Châu Phi Và Mĩ La Tinh (Trang 35 – 41, SGK)

A. Kiến thức trọng tâm

I. Các nước châu Phi

  • Là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á và châu Mĩ
  • Gồm có 54 nước với diện tích 30,3 triệu Km2.

1. Một vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Điều kiện tác động:

  • Sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh.
  • Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại Châu Phi.
  • Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc.

- Diễn biến phong trào:

  • Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).
  • Năm 1960 là năm châu Phi khi 17 nước được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
  • Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
  • Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

  • Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước,đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.
  • Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).
  • Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục.

II. Các nước Mĩ La Tinh

  • Khu vực Mĩ La Tinh gồm có 33 nước với diện tích 20,5 triệu Km2.

1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập.

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ La Tinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
  • Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của CM Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cáttơrô
    • Tháng 3/1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
    • Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài. Ngày 1/1/1959 chế độ Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời.
  • Tháng 8/1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ La Tinh. Từ thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
  • Từ những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường, đến cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ La Tinh nên khu vực này được gọi là “ lục địa bùng cháy”.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

  • Sau khi dành được chủ quyền, các nước Mĩ La Tinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Áchentina, Mêhicô.
  • Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ La Tinh rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề, lạm phát tăng nhanh, khủng khoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất.
  • Bước sang thập niên 90, nền kinh tế Mĩ La Tinh có chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nền nước Mĩ La Tinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham những đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế.

Từ khóa » Soạn Sử Bài 5 Lớp 12 Ngắn Nhất