Bài 5. Khuôn Mẫu Và Nội Dung Cơ Bản Của Bài Báo Khoa Học

Bài 1. Link bài

Bài 2. Link bài

Bài 3. Link bài

Bài 4. Link bài

Bài 5 này Tiếp tục gửi đến các độc giả quan tâm về Khuôn mẫu và nội dung cơ bản của bài báo khoa học. Đây là tài liệu tham khảo trình bày về cấu trúc, yêu cầu và nội dung cơ bản của một bài báo khoa học. Cụ thể:

Hình 1. Minh họa khuôn mẫu bài báo khoa học

NỘI DUNG:

Thứ nhất, Title (Tiêu đề bài viết): phản ánh chính xác nội dung chính của bài nhưng với số chữ hạn chế tùy thuộc vào quy định từng Tạp chí

Thứ hai, Authors (Tác giả và thông tin Tác giả): Phía dưới tựa đề là họ và tên của từng tác giả có ký hiệu a,b hoặc 1,2. Bên dưới chú thích a,b hoặc 1,2 là nơi làm việc của từng tác giả. Địa chỉ email của tác giả chính.

Hình 2. Minh họa thông tin Tác giả, tóm tắt và phân loại bài

Thứ ba. Abstract/ Summary (Tóm tắt bài viết)

Phần Abstract hiểu theo nghĩa thông thường thì là phần mà người đọc không cần đọc toàn bộ bài báo mà vẫn nắm được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, kết quả chính, và kết luận của công trình nghiên cứu.Chỉ rõ các mục tiêu và kết quả nghiên cứu của bạn để người đọc biết chính xác những gì bài đề cập, cụ thể các mục tiêu đạt được; mô tả phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu; Làm nổi bật những phát hiện quan trọng nhất vì điều này sẽ làm người đọc muốn biết nội dung toàn bộ bài chứ không cần phải liệt kê ra tất cả các phát hiện mà bạn tìm được và các kết luận cơ bản. Chủ yếu sử dụng thì quá khứ hoặc hiện tại, thông thường 100 – 300 chữ, cũng tùy thuộc vào quy định từng Tạp chí. Hình 2

Thứ tư, Keywords (Từ khóa)

Keywords là một từ dùng để nói đến một chìa khóa hay là một loại mật mã nào đó và sử dụng để giải quyết, giới thiệu về một sự vật hiện tượng cụ thể. Đó là một từ đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong việc thể hiện nội dung của một cuốn sách hay tác giả và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá.

Còn trong các trang tìm kiếm như Google, Yahoo...từ khóa là những gì phải nhập vào để thực hiện công việc tìm kiếm. Còn từ khóa trong ngôn ngữ học được hiểu là một từ xuất hiện nhiều lần trong một đoạn văn. Phần cuối là 5-6 từ khóa (keywords) của bài viết theo thứ tự alphabet;

Hình 3. Minh họa Keywords, JEL và Giới thiệu

Thứ năm, JEL: Journal of Economic Literature (Loại bài viết)

Tham khảo, Bài 2. https://hvtc.edu.vn/tabid/102/catid/2/id/33697/Huong-dan-su-dung-phan-mem-trinh-bay-Danh-muc-Tai-lieu-tham-khao-Tiep-Bai-2/Default.aspx

Minh họa, hình 2hình 3

Thứ sáu, Introductions (Giới thiệu)

Là phần mà người đọc biết được tầm quan trọng của nghiên cứu, và tại sao có nghiên cứu này. Cụ thể đưa ra được các thông tin: Tại sao làm nghiên cứu này? Mục tiêu của nghiên cứu này; Cuối của phần này phải trình bày cấu trúc của bài báo. Nhằm tóm lược lại những nội dung chính trong các mục; nêu lý do vấn đề đã được chọn lựa để nghiên cứu; định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn.

Cách nêu vấn đề đảm bảo nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ rộng đến hẹp, từ chung đến cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại, thông tin trong phần đặt vấn đề phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có mục tiêu nghiên cứu. Không nên quá ngắn, cũng đừng quá dài;tối đa 1 trang A4. Minh họa, hình 3

Thứ bảy, Literature Review/Theoretical framework/Preliminaries (Tổng quan nghiên cứu )

Là lược sử nghiên cứu hay Tổng quan nghiên cứu, không chỉ tóm tắt các nguồn – mà còn là việc phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách nghiêm túc để đưa ra một cái nhìn tổng thể rõ ràng về chủ đề bạn đang nghiên cứu

Cách trình bày có thể theo các cách: Theo thời gian: Cách tiếp cận đơn giản nhất là theo dõi sự phát triển của chủ đề theo thời gian hay theo Chuyên đề: khi thấy một số chủ đề trung tâm lặp lại; bạn có thể sắp xếp bài đánh giá tài liệu của mình thành các phần phụ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chủ đề hay theo phương pháp luận: lấy các nguồn của mình từ các ngành hoặc lĩnh vực khác nhau sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và có thể muốn so sánh các kết quả và kết luận thu được từ các cách tiếp cận khác nhau hay theo Lý thuyết: Tổng quan tài liệu thường là nền tảng cho khung lý thuyết, từ đó sử dụng nó để thảo luận về các lý thuyết, mô hình và định nghĩa khác nhau về các khái niệm chính.

Hình 4. Minh họa tổng quan nghiên cứu

Thứ tám, Methodology/approach/Method (Phương pháp Nghiên cứu)

Mô tả lại việc đã sử dụng phương pháp NCKH nào và Mô hình nghiên cứu (study design), địa điểm, và thời gian; Qui trình nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu (participants); Phương pháp thu thập dữ liệu; Định nghĩa biến outcome và các biến phân tích; Cỡ mẫu; Phân tích dữ liệu…để độc giả và các đối tượng quan tâm có liên quan nếu thực hiện lại đúng phương pháp sẽ có kết quả tương tự như công bố của Tác giả.

Hình 5. Minh họa Phương pháp nghiên cứu

Thứ chín, Discuss and Results/Findings/Empirical Results/ Empirical results and discussion (Thảo luận về kết quả nghiên cứu)

Là phần các kết quả nghiên cứu được chỉ ra và thảo luận tập trung vào trả lời câu hỏi vễ ý nghĩa của những phát hiện từ các kết quả này. Ngoài ra còn có đối chiếu với các kết quả của những nghiên cứu trước như thế nào đã trình bày ở phần tổng quan? Giải thích mối liên hệ với giả thuyết đã đưa ra (nếu có); Những kết quả này có ý nghĩa như thế nào? Khái quát hóa (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả; Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)

Hình 6. Minh họa phần thảo luận

Thứ mười, In Conclusions/Conclusions/Conclusions and future research directions (Kết luận)

Kết luận tổng hợp rút ra từ những kết quả nghiên cứu và ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì

Hình 7. Minh họa phần kết luận

Thứ mười một, Acknowlegments (Lời cám ơn)

Cám ơn những cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ, giúp đỡ trong toàn bộ quá trình của công bố bài báo

Hình 8. Minh họa Lời cám ơn, Quỹ hỗ trợ, Mức độ đóng góp, dữ liệu kèm theo và danh mục tài liệu tham khảo

Thứ mời hai, Disclosure statement No potential conflict of interest was reported by the author(s)/Declaration of competing interest (Tuyên bố về sự không xung đột) và bản quyền

Tuyên bố về sự không xuất hiện những xung đột tiềm ẩn từ những kết quả nghiên cứu và kết luận, phương pháp nghiên cứu, Hình 9…và bản quyền để công bố khi bài được chấp nhận đăng, cũng như cam kết bài chắc chắn chưa từng được công bố trước đây, Hình 10

Hình 9. Minh họa sự tuyên bố không xung đột

Hình 10a và Hình 10b. Minh họa về cam kết bản quyền và chưa từng công bố trước đấy

Hình 10a.

Hình 10b.

Thứ mời ba, Funding (Nguồn quỹ hỗ trợ)

Phản ánh việc công bố nhờ hỗ trợ từ nguồn quỹ nào, Minh họa hình 8

Thứ mười bốn, ORCID (Chỉ số khoa học cá nhân)

Mã đăng ký nhằm vào việc phân biệt các hoạt động nghiên cứu của bạn từ nhưng người khác với các cái tên tương tự. Tham khảo: https://orcid.org/

Thứ mười lăm, Authors Contributions (công khai mức độ đóng góp của các Tác giả )

Phản ánh các Tác giả đã đóng góp những nội dung nào trong quá trình viết, công bố bài báo. Minh họa hình 8

Thứ mời sáu, References (Danh mục tài liệu tham khảo

Những tài liệu được dùng để tham khảo, được sắp xếp theo quy định của Tạp chí. Minh họa hình 8

Tham khảo, Bài 2. https://hvtc.edu.vn/tabid/102/catid/2/id/33697/Huong-dan-su-dung-phan-mem-trinh-bay-Danh-muc-Tai-lieu-tham-khao-Tiep-Bai-2/Default.aspx

Thứ mời bảy, Appendix/Supplementary data (Phụ lục)

Những Bảng, Biểu, Sơ đồ, dữ liệu nghiên cứu…nhằm minh họa các nội dung trong bài báo, mà theo quy định của Tạp chí phải tách riêng để ở phần phụ lục. Minh họa hình 8

Nhận xét: mười sáu (16) nội dung cơ bản trên có thể giảm bớt ở từng bài báo cụ thể do quy định về khuôn mẫu của từng Tạp chí, và Tác giả có thể ghép hoặc bỏ để đảm bảo đúng quy định.

Ban HTQT

Số lượt đọc: 16641

Từ khóa » Các Mẫu Bài Báo Khoa Học