Bài 5. Kĩ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 5 (Cánh diều, Kết nối tri thức) ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung SGK GDQP 11 Bài 5 chương trình Sách mới.
Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Mục lục nội dung I. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dânII. Hoạt động phòng không nhân dânIII. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dânI. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân
1. Một số khái niệm
a. Phòng không nhân dân
Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng. tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.
b. Thế trận phòng không nhân dân
Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bổ trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phỏng không, phủ hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.
c. Địa bàn phòng không nhân dân
Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trong yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.
2. Vị trí, chúc năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân
a. Vị trí, chức năng
- Phòng không nhân dân là nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự, nhằm thực hiện phòng thủ không trên mặt trận đối không.
- Nó bảo vệ tài sản Nhà nước, tỉnh mạng và nhân dân, đóng góp vào xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
b. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Phòng không nhân dân:
- Được lãnh đạo bởi Đảng, điều hành từ Trung ương đến địa phương theo chỉ huy của Bộ Quốc phòng.
- Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.
- Chuẩn bị từ thời binh và triển khai khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.
3. Tổ chức lực lượng chuyên môn phỏng không nhân dân
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân bao gồm nhiều lực lượng khác nhau như: trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động, nguy trang, sơ tán, đánh địch, phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cửu sắc.
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đôi) tử lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân.
4. Mục tiêu, thủ đoạn tiến công dường không của địch
a. Mục tiêu
Mục tiêu tiến công đường không của địch bao gồm: các cơ quan lãnh đạo, các sở chỉ huy, các khu công nghiệp và giao thông, cơ sở hậu cần, lực lượng phòng không, không quân, hải quân, vũ khí trang bị của ta.
b. Thủ đoạn
Thủ đoạn tiến công bao gồm: tăng cường tình báo, tiến công từ xa, ác liệt cả ngày đêm, giành quyền làm chủ trên không và biển, phối hợp chiến tranh thông tin và tâm lý để tiêu diệt và phá hủy tiềm lực quốc phòng của ta.
II. Hoạt động phòng không nhân dân
1. Hoạt động phòng không nhân dân thời bình
a. Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân ở 4 cấp: Trung ương, quân khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân ở cấp quân khu, tỉnh, huyện và xã.
b. Xây dựng công trình phòng không nhân dân
- Xây dựng hệ thống đài quan sát và thông báo báo động tại các địa điểm trọng điểm
- Xây dựng công trình phòng tránh, trú ẩn cá nhân và tập thể.
- Xây dựng khu vực sơ tán và phòng tránh lực lượng và phương tiện.
- Xây dựng công trình ngụy trang và nghi binh.
- Xây dựng hệ thống trận địa phòng tranh đường không.
c. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân
- Huấn luyện các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân và lực lượng phòng không nhân dân đánh địch tiến công đường không.
- Tổ chức diễn tập phòng không nhân dân kết hợp với khu vực phòng thủ địa phương, bao gồm chỉ huy-tham mưu, trinh sát, báo động phòng không, nguy trang-sơ tán-phân tán, đánh địch tiến công và khắc phục hậu quả.
đ. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân
- Phối hợp Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp với cơ quan chức năng của cấp minh tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân cho các tầng lớp nhân dân.
- Tuyên truyền về vị trí, chức năng, nguyên tắc hoạt động, hệ thống phòng không nhân dân, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả dịch tiến công đường không.
2. Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến
Thực hiện dầy dù các nội dung phòng không nhân dẫn thời bình và tập trung vào các nội dung sau:
a. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông bảo, bảo động
Triển khai hệ thống quan sát, trinh sát nắm tình hình dịch và diễn biến các trận tiến công đường không của địch; thông báo, báo động kịp thời
b. Tổ chức sơ tán, phân tán
- Sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định. Áp dụng cho trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai tại vùng trọng điểm phòng không.
- Sơ tán, phân tán khẩn cấp đối với các khu vực nguy cơ địch tập trung đánh phá. Nhà máy, doanh nghiệp phải sơ tán vẫn sản xuất để bảo đảm nhu cầu quốc phòng và thiết yếu.
- Sơ tán, phân tán tại chỗ cho lực lượng bám trụ ở địa bàn trọng điểm để sẵn sàng đánh trả và khắc phục hậu quả sau địch tấn công đường không.
c. Tổ chức đánh địch tiến công đường không
- Tổ chức các đơn vị phòng không tại cơ quan, xí nghiệp, làng, xã tạo lưới lửa phòng không.
- Vận dụng các hình thức chiến thuật, cơ động, phục kích để đánh trả.
- Tổ chức lực lượng phục vụ, bảo đảm chiến đấu và sửa chữa đường cơ động.
đ) Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả
- Tổ chức lực lượng cứu sập và cứu thương ở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học.
- Tổ chức lực lượng chữa cháy kết hợp với dân quân tự vệ và quần chúng.
- Tổ chức ổn định đời sống nhân dân và khôi phục sản xuất sau khi địch tiến công đường không.
III. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân
1. Trách nhiệm của công dân
Chấp hành các văn bản pháp luật, chỉ đạo của cơ quan, chính quyền về phòng không nhân dân.
- Tham gia lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân, thực hiện nhiệm vụ trong thời bình và chiến.
- Tham gia tuyên truyền, huấn luyện về phòng không nhân dân, diễn tập và hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình có người tham gia bảo vệ vùng trời.
2. Trách nhiệm của học sinh
- Tham gia học tập chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường phổ thông.
- Xây dựng công trình phòng không nhân dân cho trường như hầm, hảo trú ẩn, lớp học đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
- Chấp hành quy định tránh bị máy bay địch phát hiện và sơ tán đến nơi quy định để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Tham gia khắc phục hậu quả, sửa chữa công trình phòng không nhân dân tại trường sau mỗi lần dịch danh phá.
>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 11
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 5 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo) theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.
Từ khóa » Cách Thi Bắn Súng
-
Quốc Phòng 11_tiết 17 Bài 5 Kỹ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng ...
-
Cách Ngắm Bắn Của SÚNG TIỂU LIÊN AK - TopLoigiai
-
Bai 5 Kỹ Thuật Bắn Sung
-
5185 Mọi Người ơi! Cho Tớ Lời Khuyên... - HNUE Confessions
-
Hướng Dẫn Cách Ngắm Cho Mấy Bác Thi Lại Môn Bắn Súng
-
Kĩ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC | Giải GDQP-AN 11
-
Bài 5 Kỹ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC (Tuần Từ ...
-
Bài Tư Thế động Tác Bắn Của Súng Tiểu Liên AK - StuDocu
-
THỰC HÀNH BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK BẰNG MÁY BẮN TẬP MBT ...
-
Động Tác đường Súng Khi Bắn Súng Tiểu Liên AK Gồm Những Yêu Cầu Gì
-
Cách Ngắm Bắn Súng Ak
-
Thi Bắn Súng Tiểu Liên AK Trong Trường THPT được Quy định Như Thế ...
-
Kỹ Thuật Bắn Súng Tiểu Liên AK Và Súng Trường CKC
-
Luyện Bắn Súng ở Trường Sĩ Quan Lục Quân 1