Bài 5 - Nhiễm Sắc Thể - Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
Có thể bạn quan tâm
Cơ chế di truyền và biến dị
bài 5 - nhiễm sắc thể
i. mục tiêu
1. Kiến thức:- Mô tả cấu trúc của NST, đặc biệt là NST ở SV nhân chuẩn- Nêu được điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.- Nêu được đặc điểm của bộ NST đặc trưng ở mỗi loài 2. Kĩ năng:- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3. Thái độ- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. - Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.ii. nội dung bài học
I.Đại cương về nhiễm sắc thể Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa thấp hay cao. NST của các loài khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.Số lượng NST là đặc trưng cho loài. Ví dụ bộ NST 2n ở một số loài như sau: II. Cấu trúc nhiễm sắc thể (sv nhân chuẩn) 1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST. Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào. Hình thái NST thay đổi theo các kì của phân bào, nhưng hình dạng đặc trưng (rõ nhất, lớn nhất) là ở kì giữa bao gồm: tâm động, các trình tự khởi động nhân đôi và vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và không cho chúng dĩnh vào nhau. Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu: tâm động, đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi AND Sự biến đổi hình thái NST trong nguyên phân 2. Cấu trúc siêu hiển vi.- NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản. - Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet). III. Chức năng của nhiễm sắc thể NST có các chức năng khác nhau như: lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các cơ chế tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh…Do vậy, NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp. Nhiễm sắc thể thường gồm nhiều cặp, luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Nhiễm sắc thể thường mang gen xác định việc hình thành các tính trạng thường. Còn NST giới tính có một cặp. Nhiễm sắc thể giới tính quy định việc hình thành tính trạng đực, cái ở vi sinh vật, quy định tính trạng sinh dục phụ và mang gen xác định một số tính trạng liên quan đến giới tính CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get StartedTừ khóa » đặc điểm Nst
-
Nhiễm Sắc Thể – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhiễm Sắc Thể Nhân Sơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
KHÁI NIỆM NST, CẤU TRÚC BÌNH THƯỜNG CỦA NST, TÍNH ĐẶC ...
-
Nhiễm Sắc Thể Là Gì? - Vinmec
-
Trình Bày đặc điểm Cấu Tạo Của NST. Muốn Quan Sát Rõ Bộ NST Của ...
-
Nhiễm Sắc Thể - Bộ Máy đảm Nhận Di Truyền Của Sinh Vật
-
Tìm Hiểu Cấu Trúc Và Chức Năng Của Nhiễm Sắc Thể
-
Tính đặc Trưng Của Bộ Nhiễm Sắc Thể | SGK Sinh Lớp 9
-
Trình Bày đặc điểm Cơ Bản Của NST - Hoc24
-
Nêu đặc điểm Của Nhiễm Sắc Thể - Bài Tập Sinh Học Lớp 9
-
Đặc điểm Của NST Trong Các Tế Bào Sinh Dưỡng Là:
-
Đặc điểm Của NST Giới Tính Là:
-
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ - TRANG CHỦ
-
Nêu Ví Dụ Về Tính đặc Trưng Của Bộ NST Của Mỗi Loài Sinh Vật.