Bài 5: Quần Thể Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể (P2)

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục bài học hôm trước: Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể (phần 2).

5. Kích thước quần thể

Khái niệm: Kích thước quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng của các cá thể hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể.

Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng và dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa.

5.1. Kích thước tối thiểu

Khái niệm: Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển.

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức kích thước tối thiểu thì quần thể sẽ bị suy giảm hoặc diệt vong.

Nguyên nhân:

  • Sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể giảm.
  • Cơ hội gặp gỡ giữa cá thể đực và cá thể cái giảm làm giảm mức độ sinh sản của quần thể.
  • Nếu ở động vật, xảy ra sự giao phối gần, làm suy thoái nòi giống và giảm sự đa dạng của quần thể.

b) Kích thước tối đa

Khái niệm: Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống.

Nếu kích thước quần thể quá lớn, vượt quá kích thước tối đa, dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở, môi trường sống ô nhiễm, khi đó các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, dẫn đến một số cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác, từ đó làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể

a) Mức độ sinh sản

Khái niệm: Mức độ sinh sản là số lượng cá thể sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào: số lượng trứng hay con non trong một lứa đẻ, số lứa đẻ trong đời của con cái, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, tỉ lệ giới tính. Ngoài ra còn phu thuộc vào lượng thức ăn, số lượng kẻ thù, điều kiên môi trường sống (thiên tai, dịch bệnh,...).

b) Mức độ tử vong

Khái niệm: Mức độ tử vong là số lượng cá thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

Mức độ tử vong phu thuộc vào số kẻ thù, điều kiện môi trường sống và mức độ khai thác của con người. Ngoài ra, cò phụ thuộc vào trạng thái của quần thể.

c) Sự phát tán cá thể của quần thể

Sự phát tán cá thể của quần thể bao gồm hai mặt: xuất cư và nhập cư.

Xuất cư: Là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc tạo lập quần thể mới.

Xuất cư xảy ra khi kích thước quần thể tăng quá cao dẫn đến thiếu hụt nguồn sống, các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, làm giảm kích thước quần thể.

Nhập cư là hiện tượng một số cá thể chuyển từ nơi khác tới sống trong quần thể.

Nhập cư xảy ra khi nguồn sống dồi dào, điều kiện sống thuận lợi, làm tăng kích thước quần thể, giúp khai thác hiệu quả nguồn sống của môi trường.

6. Sự tăng trưởng của quần thể sinh vật

  • Trong điều kiện môi trường sống không bị giới hạn:
    • Nguồn thức ăn dồi dào, không gian sống của quần thể không bị giới hạn, môi trường sống thuận lợi.
    • Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong hình chữ J).
  • Trong điều kiện môi trường sống bị giới hạn:
    • Trong thực tế, sự tăng trưởng của quần thể sinh vật bị giới hạn bơi một số yếu tố: khả năng sinh sản của quần thể, điều kiện môi trường sống bất lợi, sựu biến động cá thể của quần thể theo chu kỳ.
    • Quần thể tăng trưởng theo đường cong thực tế ( đường cong hình chữ S).

Sư tăng trưởng của quần thể

Sự tăng trưởng của quần thể

a. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học; b.Quần thể tăng trưởng theo đường cong thực tế

7. Sự tăng trưởng của quần thể người

  • Dân số tăng trưởng liên tục trong lịch sử loài người → tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong hình chữ J).
  • Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật (y học, dinh dưỡng,...) làm giảm tỉ lệ tử vong và tuổi thọ tăng.
  • Khi dẫn số tăng nhanh, sự phân bố dân cư không hợp lí ở các đô thị lớn gây ô nhiễm môi trường → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Từ khóa » đặc điểm Cơ Bản Của Quần Thể Là