Bài 5: Quyền Bình đẳng Giữa Các Dân Tộc Tôn Giáo - Hoc24

I. Bình đẳng giữa các dân tộc

1.Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?

- Dân tộc: được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Trong chủ đề này, dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia

ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Dao,… ở nước ta

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị

Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của cả nước). Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

b. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển về kinh tế

c. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Các dân tộc Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập

3. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

4. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc (giảm tải)

@32027@@32029@@33107@

II. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

1. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy

Tín ngưỡng: Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và NV công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau

* Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

- Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó.

3. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết tồn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.

4. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo (giảm tải)

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Từ khóa » Ví Dụ Về Bình đẳng Giữa Tôn Giáo