Bài 50: Đa Dạng Của Lớp Thú Và Bộ Ăn Sâu Bọ, Bộ Gặm Nhấm, Bộ ...

Picture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiPicture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiDanh sách mônToán 7Ngữ Văn 7Vật Lý 7Khoa Học Tự Nhiên 7Sinh Học 7Tiếng Anh 7SGK Sinh Học 7»Ngành Động Vật Có Xương Sống»Bài 50: Đa Dạng Của Lớp Thú Và Bộ Ăn Sâu...Bài 50: Đa Dạng Của Lớp Thú Và Bộ Ăn Sâu Bọ, Bộ Gặm Nhấm, Bộ Ăn Thịt

Lý thuyết bài Đa Dạng Của Lớp Thú (Tiếp Theo) Bộ Ăn Sâu Bọ, Bộ Gặm Nhấm, Bộ Ăn Thịt môn Sinh học 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Table of Contents

  • I. Lý thuyết về bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
  • II. Bài tập luyện tập về Đa dạng của lớp thú và bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt của trường Nguyễn Khuyến
    • Phần 1: Câu hỏi tự luận
    • Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của các loài thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt rất thích nghi với cách thức và chế độ ăn đặc trưng của chúng.

I. Lý thuyết về bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Bộ Ăn sâu bọ

Bộ Gặm nhấm

Bộ Ăn thịt

- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn, răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.

- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

- Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Hổ, báo, chó sói.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày.

bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-1
Ảnh: chuột chù và - Nguồn: Internet
bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-2
Ảnh: bộ răng chuột chù - Nguồn: Internet
bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-3
Ảnh: chuột đồng châu âu - Nguồn: Internet
bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-4
Ảnh: bộ răng của chuột đồng châu âu - Nguồn: Internet
bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-5a
Ảnh: bộ răng sư tử - Nguồn: Internet

Thuật ngữ Tiếng Anh:

  • Incisors: răng cửa;
  • Canines: răng nanh;
  • Premolars, Carnassial teeth: răng hàm.
bai-50-da-dang-cua-lop-thu-va-bo-an-sau-bo-bo-gam-nham-bo-an-thit-hinh-6
Ảnh: hổ - Nguồn: baotienphong

II. Bài tập luyện tập về Đa dạng của lớp thú và bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt của trường Nguyễn Khuyến

Phần 1: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Gặm nhấm là gì?

Câu 2: Vì sao chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ?

Câu 3: Nêu lợi ích của việc sống theo đàn của chó sói.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

Gặm nhấm là hiện tượng bào nhỏ thức ăn bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

Răng cửa của chuột không ngừng mọc dài, chúng gặm nhấm để làm mòn răng.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

Việc sống theo đàn giúp chó sói bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong việc săn bắt được tốt hơn.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đặc điểm của chuột chũi là

  1. mõm ngắn, không kéo dài.
  2. bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.
  3. lông xúc giác dài ở mõm.
  4. có khoảng trống hàm.

Câu 2. Đặc điểm của chuột đồng là

  1. bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.
  2. răng nanh lớn, sắc.
  3. răng hàm có mấu dẹp sắc để nghiền mồi.
  4. ngón chân có đệm thịt dày.

Câu 3. Đặc điểm của chó sói là

  1. có tập tính tìm mồi, thức ăn chủ yếu là quả, hạt.
  2. sống theo đàn.
  3. có khoảng trống hàm.
  4. mõm dài, răng nhọn, lông xúc giác dài trên mõm.

Câu 4. Tuổi trưởng thành sinh dục của chuột là

  1. 1 - 3 tháng.
  2. 3 - 5 tháng.
  3. 5 - 10 tháng.
  4. 10 - 15 tháng.

Câu 5. Một năm, một đôi chuột có thể sinh sản được

  1. 2 - 4 lứa.
  2. 6 - 8 lứa.
  3. 10 - 12 lứa.
  4. 14 - 16 lứa.
ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án: C

Hướng dẫn trả lời:

Chuột chũi có lông xúc giác dài ở mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

Đáp án A, B, D sai.

Câu 2. Đáp án: A

Hướng dẫn trả lời:

Chuột đồng có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 3. Đáp án: B

Hướng dẫn trả lời:

Ở chó sói, chúng sống theo đàn.

Đáp án A sai vì là đặc điểm của thú ăn sâu bọ.

Đáp án C sai vì là đặc điểm của thú gặm nhấm.

Đáp án D sai vì là đặc điểm của thú ăn sâu bọ.

Câu 4. Đáp án: A

Hướng dẫn trả lời:

Tuổi trưởng thành sinh dục của chuột là từ 1 - 3 tháng.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 5. Đáp án: A

Hướng dẫn trả lời:

Một năm, một đôi chuột có thể sinh sản 2 - 4 lứa.

Đáp án B, C, D sai.

GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: ĐỖ THU HIỀN

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN BÌNH DƯƠNG (HỆ THỐNG TRƯỜNG NGUYỄN KHUYẾN)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voiBài 51: Đa Dạng Của Lớp Thú Và Các Bộ Móng Guốc Và Bộ Linh TrưởngGiải Bài tập Sách giáo khoa
  • Giải Bài tập SGK Sinh học 7 Bài 1 Trang 165
  • Giải Bài tập SGK Sinh học 7 Bài 2 Trang 165
  • Giải Bài tập SGK Sinh học 7 Bài 3 Trang 165

Cổng thông tin chia sẻ nội dung giáo dục miễn phí dành cho người Việt

Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Picture of the author Giấy phép: số 114/GP-TTĐT cấp ngày 08/04/2020 © Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Giám đốc: Lê Công ĐồngQuảng cáo - Tài trợ | Đối tác | Tòa soạn© Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.

Từ khóa » Bộ Gặm Nhấm Thiếu Răng