Bài 53: Phương Pháp Luyện Nghe Tiếng Đức

6 phút

Nghe là một trong những kĩ năng mà bất cứ ai học tiếng Đức đều rùng mình sợ hãi mỗi khi nhắc tới. Sự thực, nghe có phải là kĩ năng đáng sợ đến như thế không? Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu và khắc phục nỗi sợ hãi này các bạn nhé.

Mục lục bài viết hiện 1) Phát âm chuẩn 2) Học từ mới 3) Trí tưởng tượng 4) Xác định chủ đề bài nghe đang nói tới 5) Xác định điều cần nghe 6) Xác định thời điểm nghe 7) Một số bước luyện nghe

Phát âm chuẩn

Vâng. Nghe có vẻ hơi bất ngờ, nhưng đó là sự thật. Nếu bạn muốn nghe tốt, việc đầu tiên bạn phải làm đó chính là phải luyện phát âm chuẩn. Bạn phát âm càng chuẩn thì bạn càng nghe tốt. Nếu bạn phát âm âm „a“ thành „e“ thì làm sao bạn có thể nghe được âm „a“ đây? Và khi bạn nghe thấy âm „e“ bạn lại nghĩ đó chính là âm „a“ của bạn. :D

Nghe sai là do phát âm sai

Rất nhiều học viên tiếng Đức đã sốc khi biết rằng cái từ mình nghe mãi không hiểu kia lại chính là từ mình hay dùng hàng ngày trên lớp nhất. Chỉ tại vì mình nói một đằng thì người Đức lại phát âm một nẻo nên mình không nghĩ đấy là từ rất quen thuộc.

Các bạn đã thấy tầm quan trọng của phát âm chuẩn chưa? Nếu bạn chưa đầu tư vào việc phát âm, hãy dừng lại tại đây và quay lại luyện phát âm trước khi đọc tiếp.

Hãy nhớ một điều:

  • Phát âm chuẩn sẽ nghe chuẩn
  • Nghe chuẩn sẽ phát âm chuẩn

Học từ mới

Nếu bạn nghe một câu có 10 từ mà bạn không biết cả 10 từ thì làm sao bạn có thể hiểu được, mặc dù phát âm của bạn rất chuẩn? Do vậy, công việc tiếp theo của bạn chính là tích lũy một vốn từ vựng đủ để dùng. Nếu thế thì bao giờ mới bắt đầu luyện nghe được? Và từ vựng như nào mới là đủ dùng?

Nghe chủ đề liên quan đến từ vựng vừa học

Đừng quá lo lắng. Bạn sẽ học từ vựng và học nghe song song. Cách tốt nhất cho phương pháp này chính là học và nghe theo chủ đề. Hôm nay bạn học 10 từ mới về chủ đề công việc thì hãy nghe những gì liên quan đến công việc. Bạn cố gắn xem mình có thể nhận biết được 10 từ đó trong bài nghe hay không. Nếu nhận biết được cả 10 từ đó có nghĩa khả năng nghe của bạn đã có tiến triển rồi đó.

Nghe và nhắc lại

Phát âm sẽ bổ trợ cho nghe. Nghe sẽ bổ trợ cho phát âm. Ở bước này, bạn nên vừa nghe vừa nhắc lại theo đúng ngữ điệu mà bạn nghe được. Hãy biến mình thành một con vẹt với đúng nghĩa. Học ngoại ngữ không cần gì cao siêu, hay trí tuệ gì cả. Chỉ cần bạn chịu hạ mình xuống một chút để học tập chú vẹt mà thôi. Hãy nhắc lại đúng ngữ điệu, và thuộc lòng càng tốt.

Tìm giáo trình nghe hợp lý

Giáo trình cho giai đoạn này mà CLB Tiếng Đức Việt Đức thấy hợp lý nhất đó chính là 🔊 Play Hören und Sprechen của nhà xuất bản 🔊 Play Hueber. Serie này có từ trình độ A1 đến C1.

Trí tưởng tượng

Thật ngạc nhiên khi kĩ năng nghe lại cần một khả năng mà chẳng liên quan gì đến đôi tai cả, đó chính là trí tưởng tượng. Tại sao lại như vậy?

Tiếng Đức không có thanh điệu như tiếng Việt

Trong quá trình dạy tiếng Đức, chúng tôi phát hiện ra một điều, có nhiều học viên rất máy móc. Khi học từ 🔊 Play dreißig được đọc là „tgai-xịch“ nhưng khi nghe được „tgai-xích“ thì nhất quyết không thèm nghĩ đó chính là „tgai-xịch“ mình hay nói.

Vậy xin lưu ý:

  • Tiếng Đức là ngôn ngữ không có thanh điệu như tiếng Việt, cho nên „xịch“ hay „xích“, hay „xĩnh“… đều là một cả.

Không cố gắng nghe tất cả các từ

Một điểm nữa, chúng ta luôn có tham vọng nghe một câu 10 chữ phải nghe được cả 10 chữ thì mới thèm hiểu. Nếu chỉ nghe được 9 chữ thôi cũng không thèm hiểu. Đây là một quan điểm rất sai lầm.

Ví dụ ta nghe câu:

  • 🔊 Play Morgen fahre ich nach Berlin.

Chỉ cần nghe được hai từ 🔊 Play morgen và 🔊 Play Berlin ta có thể vận dụng trí tưởng tượng của mình để suy luận toàn câu được. Thậm chí khi đi thi, nếu thông tin đề thi yêu cầu là „khi nào“ thì chúng ta chỉ cần nghe được mỗi từ morgen là đã đủ để đạt điểm 10 môn nghe rồi.

Để đạt được kĩ năng này yêu cầu chúng ta phải nghe nhiều, rèn luyện nhiều. Khi đã nghe đủ nhiều thì tới một lúc bạn chỉ cần nghe bập bõm vài từ cũng có thể suy luận ra một câu chuyện thật lâm li bi đát như tiểu thuyết trữ tình rồi.

Xác định chủ đề bài nghe đang nói tới

Bạn đã bao giờ từng hỏi: tại sao khi mình chém gió trực tiếp với tây thì tốt thế mà lúc nghe đài hay TV lại chịu chết hay không? Tại sao lại như vậy nhỉ? Đó chính là:

  • Khi nói chuyện trực tiếp, chúng ta đã xác định được chủ đề của câu chuyện.

Cho nên trong đầu óc chúng ta đã chuẩn bị sẵn khối lượng từ vựng cho chủ đề đó. Chỉ cần nghe thấy âm hơi na ná là chúng ta có thể biết ngay đó là từ gì.

Khi nghe đài hay TV nói, chúng ta lại không thể xác định được chủ đề đang đề cập. Vì vậy, khi nghe được một âm na ná từ gì đó, chúng ta không thể nào biết được nên so sánh chúng với từ vựng của chủ đề nào. Điều này dẫn đến chúng ta không hiểu được đoạn nói.

Vậy thì bước tiếp theo đó chính là xác định được chủ đề của bài nghe. Chúng ta có thể bật một bài nghe đi nghe lại cả chục lần chỉ để trả lời duy nhất một câu hỏi:

  • Bài này đang nói về vấn đề gì?

Các bước tiếp theo

Khi đã xác định được „bài này đang nói về vấn đề gì“, chúng ta sẽ:

  • Nghe đi nghe lại.
  • Cố gắng ghi chú lại tất cả những từ mình có thể nhận biết, càng nhiều càng tốt.
  • Dựa trên các từ ghi chép được, tưởng tượng, suy luận ra một bài văn hoàn chỉnh.
  • Nghe lại vài lần nữa xem nội dung mình tưởng tượng có vẻ khớp với bài nghe hay không?
  • Đọc kịch bản bài nghe để xác định xem mình tưởng tượng thế đã chuẩn chưa.

Làm đi làm lại nhiều lần bước này bạn sẽ rút ra vô số kinh nghiệm cho bản thân mình để cải thiện khả năng nghe hiểu.

Xác định điều cần nghe

Chúng ta học ngoại ngữ không phải để trở thành phiên dịch cho nên chúng ta không nhất thiết phải nghe mọi thứ mà bài nghe đề cập. Ngược lại, chúng ta chỉ cần nghe những gì chúng ta cần.

Ví dụ câu trên:

  • 🔊 Play Morgen fahre ich nach Berlin.

Nếu chúng ta chỉ cần nghe „thời điểm“

  • Thì từ 🔊 Play „morgen“ là thứ chúng ta cần tập trung nghe.

Nếu chúng ta chỉ cần nghe „địa điểm“

  • Thì 🔊 Play Berlin chính là từ cần thiết.

Còn muốn nghe „ai“

  • Thì từ 🔊 Play ich là ứng cử viên hàng đầu.

Vì vậy, nghe cái gì chính là điều mà chúng ta cần phải biết rõ trước khi bắt đầu nghe.

Để biết chúng ta cần nghe cái gì cần:

  • Căn cứ vào nhu cầu của bản thân, hoặc đề bài thi.

Ví dụ:

  • Khi đi thi chúng ta có câu hỏi: 🔊 Play Wann fährt er nach Berlin?

Lúc này ta sẽ

  • Khoanh tròn từ 🔊 Play wann, và xác định đó chính là thứ ta cần nghe.
  • Trong đầu liệt kê ra sẵn một loạt các từ liên quan đến thời gian như: 🔊 Play morgen, übermorgen, Montag, um 8 Uhr, v.v.

Khi có bất cứ từ nào chỉ thời gian được nói ra thì „ting ting…“ Đó có khả năng tới 90% là đáp án bạn cần phải biết.

Xác định thời điểm nghe

Đây chính là thứ mà học viên tiếng Đức sợ hãi nhất. Chúng ta vốn đã sợ nghe rồi. Khi bật bài nghe lên là tai đã ù, họng đã khô. Bài nghe lại „nhanh“ quá. Đã biết rõ cần nghe cái gì rồi mà không thể nào nghe ra. :D Đó chính là do:

  • Bạn quá tập trung vào toàn bộ bài nghe.
  • Khi đến đoạn cần nghe thì đã mệt mỏi rồi nên lại bỏ qua không nghe.

Nhiều học viên than thở: chỗ không cần nghe thì nghe rõ hiểu tốt thế mà chỗ cần nghe nó cứ lặn đâu mất tiêu. Đó chính là do bạn không xác định được thời điểm nghe những gì mình muốn nghe.

Ví dụ:

  • Bạn đang ở một ga tàu. Bạn cần biết giờ tàu đi tới Berlin.

Ở ga tàu sẽ có hàng trăm chuyến tàu được nhân viên nhà ga nói liên tục. Chúng ta cần phải xác định thời điểm nghe? Vậy căn cứ vào đâu để bạn biết đã đến lúc bạn phải dỏng tai lên nghe thay vì ngồi nghe từng câu, từng chữ một dưới loa phóng thanh?

Căn cứ xác định thời điểm nghe

Điểm mấu chốt chính là từ khóa 🔊 Play „der Zug nach Berlin“ hay 🔊 Play „Berlin“. Khi bạn nghe nhân viên nhà ga nói 🔊 Play „Bonn“, „Frankfurt am Main“, „Kiel“, v.v. thì bạn bỏ qua. Bạn không cần những thông tin này. Tuy nhiên, khi chớm nghe thấy từ 🔊 Play „Berlin“ là bạn cần phải chăm chú lắng nghe. Và nghe cái gì? Nghe thông tin về giờ tàu như đã nói ở trên.

Tóm lại, nghe cái gì và khi nào nghe là hai điều bạn cần xác định được khi luyện nghe và làm bài thi nghe. Hãy tập luyện thật nhiều lần để hoàn thiện khả năng này bạn nhé.

Các đề ôn thi tiếng Đức là tài liệu rất tốt để ôn luyện kĩ năng kiểu này.

Một số bước luyện nghe

Nghe và nhắc lại

Nghe và nhắc lại theo cuốn 🔊 Play Hören und Sprechen, 🔊 Play German for Dummies. Không cần nghe nhiều, chỉ cần nghe ít nhưng đã nghe là thuộc luôn. Như vậy mới chất lượng. (10 bài)

Nghe các loại số

Nghe các loại số: nhiệt độ dự báo thời tiết, số liệu, số điện thoại, giờ, ngày tháng năm, v.v. Nghe cho đến khi nghe số là viết được ra luôn. Không nên dịch số ra tiếng Việt rồi mới ghi lại. Khi nói số cũng vậy. Ta nói bằng tiếng Đức luôn dựa trên hình ảnh tưởng tượng trong đầu. Không nên nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dịch ra tiếng Đức.

Học thuộc kịch bản xong nghe

Học thuộc một đoạn kịch bản của bài nghe (🔊 Play Transkription), sau đó mới bắt đầu nghe. Vừa nghe vừa hình dung ra từng từ một trong kịch bản nghe mình đã học thuộc. Mồm có thể lẩm nhẩm nói theo. (10 bài) Sau đó tóm tắt lại nội dung bài nghe và nói to ra.

Vừa nghe vừa đọc kịch bản

Vừa nghe vừa đọc kịch bản vừa lẩm nhẩm đọc theo đến khi nào thuộc. (10 bài) Sau đó tóm tắt lại nội dung bài nghe và nói to ra.

Nghe xong mới đọc kịch bản

Nghe xong rồi mới đọc kịch bản, và rà soát lại xem mình nghe sai, nghe thiếu ở chỗ nào, xong lại nghe lại, cho đến khi thuộc lòng. (10 bài)

Ở bước này, chúng ta cần giấy bút, ghi càng nhiều từ mình nghe được ra giấy càng tốt. Sau đó ta sẽ đoán nội dung của cả bài.

Sau khi nghe, chép, đọc kịch bản, nghe lại, sửa đổi, hoàn thiện, hãy tóm tắt nội dung bài nghe rồi thuật lại. Tài liệu cho ba bước trên là giáo trình 🔊 Play Diktate.

Luyện nghe thụ động

Bên cạnh những bước luyện nghe chủ đích trên, các bạn có thể luyện nghe tiếng Đức theo cách thụ động như:

Xem phim tiếng Đức

Xem phim tiếng Đức (không cần phụ đề) mà cũng không cần hiểu ngay, xem lâu sẽ hiểu hết. Ở bên Đức người viết đã từng đi xem một bộ phim mà trong đó người ta nói thập cẩm các loại tiếng kể cả tiếng thổ dân lẫn tiếng người ngoài hành tinh. Và chúng không hề được dịch.

Nghe tiếng Đức trong lúc ngủ

Bên cạnh xem phim, chúng ta có thể nghe nhạc Đức, nghe truyện ngắn đơn giản bằng tiếng Đức, hoặc xem các bộ phim dạy tiếng Đức như serie 🔊 Play Deutsch Abschnitt rất hay. Ngoài ra có thể nghe đài, TV của Đức qua các ứng dụng điện thoại như 🔊 Play DW, RTL, ProSieben, ARD, v.v. Gọi là nghe thụ động nên các bạn cứ nghe vào lúc ngủ. Hãy để tiếng Đức đưa bạn vào giấc ngủ, thấm dần vào từng hơi thở, mạch máu của bạn. Khi nào bạn nằm mơ thấy mình nói tiếng Đức thì lúc đó khả năng nghe nói tiếng Đức của bạn đã thực sự phát triển rồi đấy.

Kết bạn với người Đức

Còn một kênh nữa không kém phần quan trọng đó chính là kết bạn với những người bạn Đức ở Việt Nam. Thậm chí nhiều người Đức còn muốn học tiếng Việt, chúng ta có thể dạy tiếng Việt cho họ và họ dạy tiếng Việt cho ta.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

Bạn chỉ cần nhấn vào nút hoặc Không để giúp chúng tôi biết cần phải hoàn thiện thêm bài viết này như nào trong tương lai. Rất nhanh thôi phải không nào? Hữu ích 11 Chưa hữu ích 0 Tags: Phương pháp luyện nghe tiếng Đức

Continue Reading

Previous Bài 52: Hướng dẫn viết tiếng Đức hiệu quảNext Bài 54: Phương pháp luyện nói tiếng Đức

Từ khóa » File Nghe Tiếng đức B1